Nhân vật chính được nhắc tới ở đây là cô gái có facebook tên M.A và hành động của cô đối với chiếc xe đỗ chắn lối cửa nhà đã trở thành chủ đề tranh luận của dân mạng Việt ngày hôm nay. Cụ thể, cô gái đã đăng trên trang cá nhân với nội dung như thế này:
"Đi ô tô, có tiền nhưng lại không muốn bỏ tiền ra để gửi xe, cái biển được đỗ ở bên đường có người trông cho thì không đỗ, cứ đi rình nhà ai có chỗ trống là im ỉm, cho xe vào để từ sáng đến đêm.
Thực ra nhà ai, người ta không kinh doanh buôn bán thì các cụ để xe không ai ý kiến, nhưng đây cửa hàng người ta thuê bao nhiêu tiền 1 tháng để có điểm đẹp làm ăn, thì bác lại để xe chềnh ềnh chặn lối lên xuống. Có lên nhắc nhở là xuống để xe ra chỗ khác, vì nhà em bán hàng với xe nhà về còn để, ầm ừ xuống nhìn mình xong lại lên và mất tích luôn.
Khách đến mua hàng lại phải đánh xe sang chỗ bên đường và mất tiền gửi xe. Thử hỏi văn hoá đi ô tô của các bác để ở đâu? Mắt ở trên đầu hay dưới chân, có suy nghĩ hay là không? có nhìn thấy cửa nhà người ta bán hàng không? Hay chỉ nghĩ cho bản thân mình để xe không mất tiền?"
Đi kèm với những lời viết đầy bức xúc, cô gái trẻ này còn livestream cách xử lý xe đỗ không đúng nơi quy định trên trang cá nhân của mình. Theo đó cô đã dùng rất nhiều băng vệ sinh (BVS) dán quanh chiếc xe.
Cô gái dán BVS quanh chiếc ô tô đỗ chắn lối ra vào của cửa hàng.
Hành động của cô gái lẫn chủ nhân chiếc xe đỗ sai đều vấp phải chỉ trích của cư dân mạng Việt.
Dù rất thấu hiểu sự bức xúc của cô gái khi bị xe đỗ chắn lối vào cửa hàng vậy nhưng số đông vẫn không đồng tình với cách giải quyết của cô và cho rằng cô gái.
"Bị xe chắn lối trước cửa hàng đúng là bực thật đấy nhưng cách làm của bạn nữ này không được văn minh, lịch sự cho lắm. Cô có thể chọn rất nhiều cách thay vì hành động dán BVS lên đầy xe như vậy, thực sự nhìn phản cảm", là bình luận của một cư dân mạng.
Câu chuyện về đỗ xe không đúng nơi quy định, đỗ xe trước cửa nhà gây phiền nhà cho người khác không phải là chủ đề mới, nhưng nó luôn khiến người ta vô cùng quan tâm, chú ý mỗi khi được nhắc tới.
Những câu chuyện tương tự như trên cũng từng được chia sẻ trên mạng xã hội và có những cách giải quyết của người bị làm phiền khiến dân mạng phải dành rất nhiều lời khen ngợi, tán thưởng.
Cụ thể, chủ nhân chiếc xe đắt tiền BMW màu trắng đã đỗ xe chắn lối đi lại của một cửa hàng kinh doanh từ sáng cho tới tận 6 giờ tối khiến cửa hàng hoạt động vô cùng khó khăn. Tuy nhiên chủ cửa hàng vẫn giữ bình tĩnh, đi hỏi khu phố tìm chủ nhân mà không được thì quyết định xích bánh xe lại vào ghế.
Khi chủ nhân chiếc xe quay lại phát hiện bánh xe bị xích khiến sơn xe xước đã yêu cầu chủ cửa hàng bồi thường, thay vì xin lỗi trước tiên khi đỗ xe làm phiền người khác. Chủ cửa hàng khi ấy vẫn không quá tức giận vẫn giữ bình tĩnh và chấp nhận chuyện bồi thường 50-50 vì anh cho rằng mình cũng có 1 phần lỗi.
Chiếc xe BMW và bài học về cách ứng xử.
"Chiếc xe này đậu chắn bịt cửa quán nhà em, có hôm từ sáng cho đến 6h tối em đã phải đóng quán không hoạt động kinh doanh được, mà em đi hỏi khu phố thì không tìm được ra chủ nhân.
Em đã khoá bánh xe cùng với cái ghế lại, cụ chủ xe đến cứ thế lấy xe đi mà không thèm vào nói với em một tiếng, thế là cứ vậy đi và đã bị xước xe do chiếc ghế va vào. Cụ ý yêu cầu em bồi thường thoả thuận giữa hai người, nếu không thoả thuận được thì cụ ý sẽ ra phường.
Em nói em không bồi thường bởi vì lỗi của em là đã khoá xe của cụ ý chứ em không tự tay đập phá cào xước xe cụ ý. Vậy là cụ ý ra phường gọi công an đến.
Anh công an phường đến cũng có nói như sau "anh đậu xe vậy là sai, cái quán kinh doanh của người ta bỏ ra bao nhiêu tiền thuê mà đậu trước cửa bịt quán nhà người ta như vậy người ta kinh doanh thế nào với cả người ta khoá xe của anh thôi, chứ không đập phá gây xước xe của anh, anh sai rồi xin lỗi người ta..."
Sau đó anh công an về. Và cụ chủ vào quán ngồi nói chuyện với em đòi thoả thuận sửa chữa thiệt hại 50/50. Và em thoả thuận đồng ý sửa chữa thiệt hại cùng với cụ chủ là em 40, cụ 60 và cả hai ok.
Em đồng ý chấp nhận bồi thường bởi vì em nhận em là người có lỗi trong đó chứ không phải không vì em đã khoá xe của cụ chủ nên thành ra như vậy, mà xe cụ chủ mới mua nên em cũng thấy áy náy có lỗi vì điều đó, chắc chắn rằng cụ rất xót xe.
Nhưng thực sự là em không hiểu được là một người tài giỏi có trình độ nhưng ý thức văn hoá đâu mất rồi. Nếu cụ chủ có ý thức văn hoá tốt lịch sự thì khi đến lấy xe thấy trong quán bật đèn có người cụ phải vào xin lỗi một câu vì sự làm phiền của mình chứ.
Đằng này cụ cứ thế lên xe đi nên mới xảy ra điều đáng tiếc như vậy, để gây ra thiệt hại cho cả hai. Em có nói xe của cụ bị trầy xước thì có bảo hiểm chi trả, còn quán của em đóng quán không có doanh thu thì không có ai chi trả bồi thường cả, xong cụ ý bảo xe của cụ ý mới mua nên chưa mua bảo hiểm nên không có bảo hiểm.", câu chuyện từng gây nhiều tranh luận về bài học ứng xử trong xã hội.