Cơ chế tâm lý nào khiến nhiều cầu thủ vào bóng rất thô bạo, dù ngoài đời hiền lành?

Nguyễn Hằng |

Thi đấu trong các trận cầu nảy lửa, giàu cảm xúc và có sức cạnh tranh cao độ như bóng đá là lý do khiến nhiều cầu thủ vào bóng thô bạo, tâm lý đột ngột thay đổi dù ngoài đời “hiền khô”.

Bên cạnh kỹ thuật, khả năng chơi bóng phải học tập và rèn luyện hàng ngày, thì yếu tố tâm lý cũng được coi là bài học quan trọng mà không phải cầu thủ nào cũng có thể làm chủ và điều chỉnh hợp lý trong khi tham gia một trận bóng thực thụ.

Và câu hỏi được đặt ra là điều gì xảy ra trong tâm trí các cầu thủ đá bóng khi tham gia một trận đấu?

Kỹ năng và yếu tố tinh thần của các cầu thủ dưới sức nóng của trận đấu là yếu tố quyết định trên mặt sân cỏ.

Cơ chế tâm lý nào khiến nhiều cầu thủ vào bóng rất thô bạo, dù ngoài đời hiền lành? - Ảnh 1.

Bên cạnh kỹ thuật, tâm lý và khả năng kiểm soát tâm trạng, tập trung cao độ được coi là chìa khóa dẫn tới thành công của mỗi cầu thủ bóng đá trong một trận đấu căng thẳng. Ảnh: The Times

Trên thức tế, hãy thử tưởng tượng bạn phải pha một tách trà dưới sự quan sát của 40.000 khán giả và có thể hàng triệu người theo dõi qua màn ảnh nhỏ thì sẽ như thế nào. Thật sự là có rất nhiều sức ép tâm lý khi phải đối mặt hoặc trải qua hoàn cảnh như vậy.

Tương tự như vậy, sức ép mà các cầu thủ bóng đá phải chịu trước và trong mỗi một trận đấu là rất lớn. Không đơn thuần là áp lực từ ban huấn luyện mà còn ở sự kỳ vọng rất lớn của đông đảo người hâm mộ.

Vũ khí tâm lý là thứ mà các máy quay phim hay người hâm mộ trên khán đài không thể nhìn thấy.

Họ thực sự chỉ thấy khi các cầu thủ có hành động bất ngờ, chẳng hạn như một cú vào bóng giận dữ, những pha cướp bóng "thô bạo" hay các biểu hiện phản ứng lại trên gương mặt trong một tình huống nào đó trong trận đấu.

Cơ chế tâm lý nào khiến nhiều cầu thủ vào bóng rất thô bạo, dù ngoài đời hiền lành? - Ảnh 2.

Sức ép, sự cạnh tranh khốc liệt trong các trận thi đấu là rất lớn. Ảnh minh họa

Theo Bradley Busch, nhà tâm lý học thể thao người Anh, đồng thời là giám đốc của công ty InnerDrive, nhận định, việc duy trì sự tự tin, tập trung cao độ, đối phó với cơn giận dữ hoặc tâm trạng lo lắng là bài học cần thiết mà các cầu thủ phải rèn luyện, bất kể trong một trận đấu chính thức hay trên sân tập.

Nhà tâm lý học Busch giải thích, nhờ có sự tiến bộ của khoa học thần kinh và công nghệ, giờ đây chúng ta biết rằng chìa khóa để đạt được hiệu năng cao nhất trong mỗi trận cầu là nằm ở vị trí thùy trước trán.

Khu vực này của bộ não rất quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định, dự đoán, nhận thức và tầm soát hành vi. Nếu vị trí "trọng yếu" này quá tải thì nó có thể làm suy yếu khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng của bạn.

Cơ chế tâm lý nào khiến nhiều cầu thủ vào bóng rất thô bạo, dù ngoài đời hiền lành? - Ảnh 3.

Các cầu thủ có thể có những hành động bất ngờ trong trận cầu căng thẳng. Ảnh: Theguardian

Việc quá căng thẳng hoặc có suy nghĩ tiêu cực cũng khiến lượng hormone "xấu" cortisol gia tăng, và điều này có thể làm suy giảm khả năng hoạt động và nhạy bén của thùy não trước trán.

Đây là sự thật và đó là nguyên nhân cho thấy tại sao một số cầu thủ hiền lành trong cuộc sống thường ngày, nhưng lại bất ngờ có những hành động lạ như vào bóng thô bạo hay bất ngờ nổi cáu trong một tình huống trên sân đấu.

Bên cạnh đó, áp lực ghê gớm từ thời gian, sức cạnh tranh và ganh đua trên từng bàn thắng cũng có thể tác động lớn đến tâm lý và phản ứng hành động bất ngờ của các cầu thủ.

Và sự thực là dù được đào tạo và rèn luyện về kỹ năng kiểm soát tốt tinh thần và phong độ trên trận đấu, nhưng thực sự thì không phải ai cũng có thể làm tốt điều này.

Tham khảo nguồn: Telegraph, Theguardian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại