Kính viễn vọng GMT sau khi chính thức đi vào hoạt động, sẽ hiển thị độ phân giải gấp 10 lần so với kính viễn vọng không gian Hubble. Đây là chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới được các nhà khoa học thủ công từ đầu đến cuối tài trường Đại học Arizona, Mỹ.
Clip: Quá trình chế tạo tấm gương 17 tấn cho kính viễn vọng khổng lồ
Trái tim của chiếc kính viễn vọng này là cấu trúc bao gồm 7 tấm kính khổng lồ, mỗi tấm nặng tới 17 tấn. Quá trình chế tạo những tấm kính này, đầu tiên là thuỷ tinh được cho vào một chiếc khuôn đã làm sẵn. Sau đó khuôn chứa đầy thủy tinh được cho vào lò nung ở nhiệt độ cao, đủ khiến thủy tinh tan chảy và lấp kín khuôn.
Thành phẩm sau khi nung là một khối thuỷ tinh rất lớn, nhưng để biến nó thành một thiết bị quang học hoàn chính cần thêm 2-3 năm mài giũa, đánh bóng và thử nghiệm rất nhiều lần. Cần tới 100 nhân sự làm việc trong 7 năm để chế tạo xong một tấm gương chỉnh để lắp cho kính viễn vọng.
Sau khi tấm gương được hoàn thiện, việc vận chuyển nó để lắp lên kính viễn vọng là một thử thách cực kỳ lớn. Các nhà khoa học phải sử dụng lực hút để nâng tấm gương lên, sau đó vận chuyển một cách cực kỳ cẩn thận tới nơi đặt kính viễn vọng.