Ở nhiều đất nước trên thế giới, đặc biệt là châu Á thì trinh trắng của cô dâu trước ngày cưới là vấn đề rất được coi trọng, nó liên quan tới phẩm hạnh và bộ mặt của nhà gái nói chung và nàng dâu, cô vợ trẻ nói riêng.
May mắn là ngày nay, chuyện này đã được xã hội có cái nhìn "thoáng" hơn rất nhiều, làm cho nhiều cô gái "chẳng may" không còn trong trắng trước hôn nhân cũng từ đó mà "dễ thở" hơn.
Vậy mà, không cần đợi đến thời hiện đại, tại vùng đất thuộc châu Á dưới đây, từ xưa người ta đã có niềm tin rằng việc cô dâu còn trinh tiết khi về nhà chồng là một điều xui xẻo.
Chưa kể, để phòng tránh sự xui xẻo này họ còn mong muốn vợ sắp cưới hoặc nàng dâu mới của gia đình phải có kinh nghiệm chăn gối với... 20 người đàn ông trước khi về nhà chồng.
Vùng đất kỳ lạ với chế độ đa phu: Anh em ruột lấy chung một vợ
Vùng đất có tập tục hôn nhân kỳ lạ trên không nơi nào khác chính là Tây Tạng. Tuy nhiên, trước khi đề cập tới vấn đề trinh tiết của cô dâu trong ngày cưới, hãy tìm hiểu một chút về chế độ hôn nhân đa phu vô cùng độc đáo và không kém phần kỳ lạ trong truyền thống của người dân ở đây.
Có lẽ, Tây Tạng là vùng đất duy nhất trên thế giới còn tồn tại chế độ đa phu, ở đây chính là anh em ruột trong một gia đình lấy chung một vợ.
Mục đích chính của quan niệm đa phu này theo người Tây Tạng giải thích là do họ sợ việc anh em trong gia đình xảy ra tranh chấp đất đai khi cha mẹ qua đời, vì vậy, họ sẽ để một cô gái về
làm vợ chung của những người anh em ruột, và gia đình nhiều chồng một vợ này sẽ cùng sống trong một mái nhà. Người anh cả (tức là chồng cả) sẽ là người có mọi quyền quyết định trong gia đình.
Từ đó, đất đai của gia đình sẽ không bị tranh chấp bởi những người con trai, trái lại họ sẽ cùng nhau phát triển gia sản cùng với người vợ chung và các con của mình. Cụ thể, phong tục này được tiến hành như sau:
Nếu một người con gái của trong một gia đình cưới một người con trai cả trong một gia đình khác thì em trai kế của anh ta cũng phải lấy cô ấy làm vợ. Người anh cả sẽ là trụ cột gia đình, là người chồng chính một khi cha mẹ qua đời.
Tuy nhiên, nếu người anh trai cả có việc phải xa nhà, thì người em trai sẽ thay anh mình gánh vác lo toan cho gia đình cùng với người vợ chung.
Và nếu gia đình này còn có một người em trai thứ 3, thì người em này có 3 quyền quyết định, một là phải chấp nhận đi tu, hai là đồng ý lấy một người con gái ở một gia đình khác với điều kiện gia đình cô ấy không còn người con trai nào nữa, và 3 là phải lấy một góa phụ.
Khi cô vợ chung trong gia đình có nhiều chồng này sinh con, đứa trẻ đó rất khó biết ai là bố ruột. Vì vậy, thông thường chúng sẽ được giới thiệu người chồng cả là bố.
Cứ vậy, tập tục hôn nhân kỳ lạ này cứ kéo dài từ đời này sang đời khác ở Tây Tạng với một mục đích duy nhất như đã nói ở trên là bảo toàn đất đai gia đình, tránh các cuộc xung đột không hay giữa những người anh em.
Phụ nữ Tây Tạng không được phép từ chối lời cầu hôn, dù cho đó không phải người mình yêu
Từ mục đích lấy vợ chung chỉ để bảo toàn đất đai và duy trì nòi giống đó nên việc trinh tiết của cô dâu trong ngày cưới với người Tây Tạng cũng không quan trọng.
Thậm chí thân phận của người phụ nữ ở Tây Tạng hoàn toàn rong rêu bèo bọt, họ không có tiếng nói để bảo vệ cuộc sống và hạnh phúc riêng của cuộc đời mình.
Chỉ cần có một nhà trai nào đó sang nhà bất kỳ cô gái Tây Tạng nào cầu hôn, và nếu đây là được cầu hôn đầu tiên của cô ấy thì cô ấy không được quyền từ chối, dù cho đó không phải là người mà cô yêu.
Theo quan niệm lâu đời của người Tây Tạng, việc một người con gái từ chối lời cầu hôn đầu tiên là một việc tối kỵ, sẽ bị lên án và chỉ trích không thương tiếc.
Vậy nên dù muốn hay không muốn, một khi cô nàng Tây Tạng nào đã được "điểm chỉ" thì phải luôn luôn ưng thuận nếu không muốn mình và gia đình bị tách biệt khỏi xã hội.
Tuy nhiên, đôi khi nhiều cô gái đã có ý trung nhân và ý trung nhân đó cũng muốn cưới cô gái này về làm vợ thì họ sẽ tìm mọi cách để phòng tránh việc cô gái bị "phỗng tay trên" bởi một gia đình "môn đăng hộ đối" khác.
Trong đó, việc bày mưu cùng nhau tổ chức một "phi vụ" để lách luật hay được dùng hơn cả.
Theo đó, cô gái sẽ giả vờ ra đường đi chợ hoặc đi thăm viếng người thân, ý trung nhân của cô nàng sẽ đóng giả làm một kẻ "đồi bại" mà bất ngờ xuất hiện để "làm việc đồi bại", sau đó đám bạn thân cũng sẽ giả vờ đi ngang và "bắt tại trận".
Tiếp đó đám bạn này liền trở về làng và thông báo "sự việc đáng tiếc" cho cả làng biết, nhờ vậy cặp đôi sẽ được chấp thuận cho lấy nhau.
Trinh trắng không quan trọng, việc có kinh nghiệm chăn gối với 20 người đàn ông trước hôn nhân quan trọng hơn
Nhưng việc được hỏi cưới hay được ưng thuận cho đám cưới với ý trung nhân là một chuyện, còn việc có đủ tư cách để tổ chức đám cưới và về chung nhà hay không lại là một chuyện khác.
"Chuyện khác" này đối với các cô nàng Tây Tạng bị "giam giữ" trong hai chữ "truyền thống" thật sự rất bi hài.
Chuyện là muốn được công nhận là đủ tư cách lấy chồng, các cô gái Tây Tạng phải đáp ứng được điều kiện là có kinh nghiệm chăn gối với khoảng… 20 người đàn ông.
Theo quan niệm xưa của người Tây Tạng, thì một cô gái "được" qua tay 20 người đàn ông trước khi lấy chồng thì cô ấy mới chứng minh được sự hấp dẫn của bản thân mình.
Ngoài ra việc này còn giúp cô ta tích lũy thêm thật nhiều kinh nghiệm trong chuyện giường chiếu để có thể phục vụ tốt cho những người chồng theo chế độ đa phu của mình sau này.
Nói thì dễ nhưng làm mới khó bởi thực chất Tây Tạng là một vùng đất hẻo lánh và vô cùng khắc nghiệt, vì vậy để tìm đủ 20 người đàn ông để "bổ sung kinh nghiệm" với mình là một chuyện rất khó khăn với những cô nàng ở đây.
Và đa số đàn ông ở đây đều lấy vợ từ rất sớm nên một khi đã có gia đình thì họ cũng rất khó để ngủ với một cô nàng lạ một đêm.
Thế nên, đa số các cô gái muốn đủ tiêu chuẩn lấy chồng thì họ phải rong ruổi khắp nơi để mong mỏi có thể tìm được một người chịu "giúp" mình tích lũy kinh nghiệm gối chăn.
Cô gái nào may mắn đáp ứng được việc ngủ với 20 người đàn ông thì sẽ sớm được kết hôn. Hài hước cái nữa là sau khi kết hôn thì cô dâu mới thậm chí còn được phát cho một văn bản y tế với nội dung nhằm bổ trợ kiến thức trong chuyện ấy.
Đáng nói hơn, cái văn bản kia còn ghi ra cụ thể số lần nên "yêu" theo từng mùa. Như mùa đông thì chỉ nên "yêu" 2-3 lần/ngày, mùa thu thì 2 lần/ngày, mùa hè thì 1 lần/ngày.
Hiện nay, dù các tập tục lạc hậu và cổ hủ đó còn tồn tại rất nhiều trong xã hội Tây Tạng, nhất là ở những nơi núi đồi hiểm trở tách biệt với xã hội hiện đại, song bằng sự nỗ lực của mình,
các nhà nhân quyền ở Tây Tạng vẫn đã và đang ngày đêm kêu gọi bài trừ những hủ tục kể trên để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho người phụ nữ.
Hy vọng trong tương lai, xã hội Tây Tạng nhất là thân phận người phụ nữ sẽ có những tín hiệu đáng mừng, không còn bị buộc phải lấy người mình không yêu, không còn phải "trao thân" cho 20 người đàn ông trước khi cưới nữa.
(Nguồn: Chinadaily, Factsanddetails, Sohu)