Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông

Thu Ngân |

"Một người phụ nữ mặc chiếc váy trắng đứng lặng lẽ bên ngoài cửa hàng bách hóa Matsuzakaya ở quận Isezakicho của Yokohama. Khuôn mặt trang điểm trắng toát và đôi mắt màu đen."

"Cũng người phụ nữ đó đứng gần thang máy trong toà nhà của Isezakicho. Tối đến, cô ấy nằm xuống dọc hàng lang và ngủ lại cùng với đồ đạc của mình"

"Có lúc người ta thấy cô ấy ngồi trên một cái ghế khắc dòng chữ của hai thứ tiếng Nhật – Trung: Tôi yêu bạn, Mary"

Đây là những gì được trích trong một bộ phim tài liệu đạt giải cao năm 2006 của Takayuki Nakamura, lấy cảm hứng từ một nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ hai của thành phố Yokohama – đó chính là bà "Yokohama Mary".

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 1.

Chiếc ghế có dòng chữ bằng tiếng Nhật và tiếng Trung: "I love you Ms. Meri". (Ảnh: Mori Hideo)

Thường xuyên đều đặn hiện hữu trên con phố tấp nập, bà đã trở thành một "huyền thoại" đầy bí ẩn.

Một số người cho biết rằng, Mary là một một "pan-pan" - "cô gái đường phố" chuyên phục vụ lính Mỹ đương thời. Nhưng cũng có tin đồn, bà từng xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Life nổi tiếng lúc bấy giờ. Bà hoàn toàn không phải là người vô gia cư hay "gái điếm", thậm chí còn sống trong một căn hộ sang trọng ở Yamate. Thậm chí người khác lại cho rằng bà là hậu duệ của một gia đình hoàng gia đã thất sủng…

Nakamura đã nhìn thấy bà ấy trong một khoảng thời gian dài, ông còn so sánh sự hiện diện của Mary trong thành phố gần như với bức tượng Hachiko gần Trạm Shibuya của Tokyo. "Với khuôn mặt được tô trắng toát và dáng vẻ lặng lẽ, từ chỗ mình đứng, tôi đã nghĩ bà là một pho tượng. Tôi bắt đầu làm bộ phim tài liệu của mình không phải vì tò mò. Tôi chỉ muốn biết bà Mary là người như thế nào," ông kể về người phụ nữ kì bí gây tò mò ấy.

Lúc còn trẻ, Mary có gương mặt vô cùng xinh đẹp, bà biết đàn dương cầm, viết chữ thư pháp cực đẹp còn biết nói tiếng Anh, không ai biết tên thật của bà cũng không ai biết bà tới từ đâu, chỉ biết bà từng là hoa khôi một thời của khu phố làng chơi đó.

Chẳng bao lâu sau, bà rơi vào tình yêu cuồng si với một sĩ quan người Mỹ, bà đi theo ông ta tới thành phố Yokosuka. Năm 1954, bà 33 tuổi, lúc ấy nhan sắc bà vẫn còn rất đẹp, ăn mặc lại theo phong cách Âu Mỹ đương thời, là pan pan mà không ít khách ngưỡng mộ tìm tới, khi đó mọi người đều gọi bà là Kōgō heika – Hoàng Hậu bệ hạ.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 3.

Yokohama Mary xuất hiện trên đường phố Yokohama những năm 1990. (Ảnh: Mori Hideo)

Năm 1961, Mary 40 tuổi sống ở thành phố Yokohama, bà không giống các pan pan khác, ăn mặc gợi cảm để kiếm khách. Trong mắt mọi người, bà luôn kiêu ngạo thanh cao, có tài hoa, ăn diện đẹp đẽ như một vị Hoàng Hậu cao quý, lòng tự trọng cao ngất, nhưng gặp ai cũng lễ phép chào hỏi.

Lúc này, sĩ quan người Mỹ mà bà yêu phải rời khỏi Nhật để về Mỹ. Ngày ấy Mary đi tiễn, có người nói lúc ấy Mary và sĩ quan nọ ôm hôn nhau thắm thiết, Mary còn đuổi theo con tàu đưa người yêu mình đi một đoạn, rồi khi tàu đi xa, Mary đứng lại, cất tiếng hát, thu hút không ít người dừng lại đứng nghe, cảnh tượng ấy vô cùng bi thương.

Từ ngày đó về sau, Mary vẫn ở lại trên những con phố ở Yokohama, bởi vì người sĩ quan Mỹ đó nói, ông sẽ quay trở về tìm bà.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 4.

Bà nói: “Nếu như nói tôi là kỹ nữ, vậy tôi sẽ vĩnh viễn là kỹ nữ. Tôi vẫn sẽ tiếp tục làm kỹ nữ cho tới hết đời.” Ảnh: Mori Hideo.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 5.

Ảnh: Mori Hideo.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 6.

Đây là hình ảnh bà Mary khi còn trẻ.

"Tôi không biết về cuộc sống trước khi bà đến Yokohama nhưng trong thời gian ở đây, bà chẳng hề có nhà cửa gì cả", Mori chia sẻ. "Thời trẻ, bà còn có thể tìm khách vãng lai và ngủ lại trong khách sạn nhưng giờ tuổi đã cao, mỗi khi tối đến, bà lại cuộn mình như một chú mèo hoang, vội vàng đánh giấc trong phòng vệ sinh công cộng hoặc trên hành lang".

Nakamura đã bắt đầu thực hiện cuốn phim từ năm ông 22 tuổi. Ông dành ra vài năm để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử Yokohama, từ sự kiện mở cửa cảng, giao thương với nước ngoài vào thế kỷ XIX đến sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuốn sách Yokohama Mary được xuất bản ông Nakamaru xuất bản vào tháng 8, tập trung hướng đến lịch sử của ngành mại dâm tại Yokohama. Trong sách, ông Nakamura ghi nhận những tin đồn về việc Yokohama Mary từng làm cho cơ sở RAA (Recreation and Amusement Association) – tập hợp các nhà chứa có tổ chức, tan ra vào năm 1946 - ở Kobe trước khi chuyển đến Kanagawa. Ông còn phỏng vấn một số người từng biết Mary hoặc biết đến sự tồn tại của bà. Ông nhận ra rằng, những ai thật sự quen biết dường như rất quan tâm đến bà và tìm mọi cách giúp đỡ bà, bao gồm nam ca sĩ Ganjiro Nagato.

Mặc dù từng nghe tin đồn về Mary nhưng mãi đến năm 1991, Nagato mới có cơ hội gặp được bà. Lần tình cờ đó, bà Mary đang đứng trước cửa nhà hát nơi Nagato biểu diễn. Ông nhận ra ngay bà là ai và gửi tặng bà một vé mời vào bên trong xem ca nhạc. Sau khi Nagato biểu diễn, bà Mary đã bước lên sân khấu để tặng ông một món quà nhỏ. Dường như vì tất cả mọi người đều biết bà là ai, nên tiếng vỗ tay của khán giả như nổ tung cả rạp hát.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 8.

Ông Nagato cho biết thường gặp Mary trong cửa hàng thức ăn nhanh Morinaga Love. Ông nhiều lần muốn gửi bà ít tiền sinh hoạt nhưng lần nào bà cũng thẳng thừng từ chối. Ảnh: Mori Hideo.

Không chỉ có ông Nagato, nhiều người dân của Kokohama cũng quý mến và thường xuyên giúp đỡ bà Mary.

Fukunaga Emiko, nhân viên cửa hàng mỹ phẩm Yanagiya, đã tìm một ít phấn mặt màu trắng không hút dầu và dễ dàng rửa trôi với nước cho bà. Yamazaki Kimiko ở tiệm giặt ủi thì cùng chồng chấp nhận cho bà cất giữ quần áo tại cửa hàng và có thể thay đổi trang phục bất cứ khi nào bà muốn. Thợ làm tóc Yuda Tatsu thì cắt tóc cho bà. Yokohama Mary không bao giờ quên nói lời cảm ơn những người đã giúp đỡ mình. Bà trả ơn họ bằng một món quà nho nhỏ hay một lá thư tay được viết nắn nót, bên dưới đề bút hiệu: Nishioka Yukiko.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 9.

Nhiếp ảnh gia Hideo Mori và bà Mary. Ảnh: Mori Hideo.

Hơn 50 năm về trước, Hideo Mori, một người thợ chụp ảnh 20 tuổi lần đầu tiên nhìn thấy bà Mary đã ngay lập tức bị bà thu hút. Đến năm 1993, tại tòa nhà GM, ông đã đề nghị và được bà đồng ý theo chân để chụp ảnh cuộc sống đời thường của mình.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 10.

Ảnh: Mori Hideo.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 11.

Chỉ vào góc sảnh trước cửa thang máy của tòa nhà GM nơi bà Mary ngày xưa vẫn thường ngồi, Mori nói: "Đây là nơi dừng chân của Mary khi bà ấy đã già. Chẳng ai đuổi bà ấy đi cả". Ảnh: Mori Hideo.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 12.

Ảnh: Mori Hideo.

"Từ những năm 1990, có một sự thay đổi thế hệ rõ rệt giữa những người từng trải qua chiến tranh và những người chỉ biết đến hòa bình. Các thế hệ sau này không có được sự đồng cảm và vị tha dành cho Mary như những thế hệ trước. Bà dần dà trở thành một vị khách xa lạ ở đây và thời gian trôi qua, bà cũng không còn tìm được chỗ để dung thân", ông Nakamura ngậm ngùi chia sẻ về tình cảnh của bà Mary.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 13.

Hình bóng của một geisha trở thành biểu tượng của quá khứ trong thành phố. Ảnh: Mori Hideo.

Chuyện về nàng geisha mỗi sáng chăm chút trang điểm, 40 năm lang thang khắp con phố để chờ mãi bóng dáng một người đàn ông - Ảnh 14.

Bộ phim Yokohama kể về cuộc đời của Mary.

Bà rời Yokohama vào tháng 12 năm 1995 và sống dưới tên thật của mình tại một trại dưỡng lão. Bà cũng không còn trang điểm đậm hay mặc váy trắng nữa.

Năm 2003, Nakamura đã đưa Nagato đến gặp và biểu diễn cho bà Mary lần cuối cùng trước khi ông qua đời vì căn bệnh ung thư. Đến tháng 1 năm 2005, huyền thoại đường phố một thời của Yokohama đã qua đời ở tuổi 83. Nhưng không ai có thể phủ nhận rằng người phụ nữ truyền kì ấy vẫn sẽ luôn là một phần không thể tách rời của thành phố Yokohama.

Nguồn: japantimes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại