Đó là người mà người dân vẫn thân mật gọi bằng cái tên "lão
Không tin lời cụ Hẳn, chúng tôi đánh liều chạy xe máy luồn lách qua con hẻm đất nhỏ xíu chỉ vừa bánh xe máy, gai tre quấn lấy áo quần giật liên hồi, vượt qua cả những ụ rơm nhỏ xíu. Chúng tôi dừng xe nhìn xung quanh nhưng không thấy nhà, nên chạy ra ngoài đường gửi xe rồi nhờ anh Mười, người dân ở đây, dẫn vào. Anh Mười đi trước, vạch lá, đạp gai, vượt qua mấy con rào chằng chịt cây dại mới vào được nhà lão. Cái cổng dẫn vào nhà lão bé tẹo, có mấy nhánh gai tre phủ lên… giữ nhà.
Đập vào mắt chúng tôi là một chòi tranh thấp lè tè, xơ xác, khói bốc lên nghi ngút. Một cụ ông chỉ mặc quần đùi xám xịt chui ra khỏi chòi, tiến đến trước mặt chúng tôi, cười hề hề. Trên đường đi, chúng tôi hỏi anh Mười lão "
Chúng tôi cứ tưởng lão chỉ có một “ngôi nhà” kỳ quái này, nhưng anh Mười kéo chúng tôi đến một ụ rơm (lúc đầu nghĩ là đây chỉ là ụ rơm) rồi nói: “Đây là “ngôi nhà” thứ 2 lão dùng để nằm ngủ trong 80 năm qua”. Anh Mười cẩn thận mở cánh cửa tre nhỏ xíu, trong “nhà” có 2 chiếc giường cũng nhỏ xíu. Rồi anh dẫn tới một ụ rơm khác, chỉ tay vào đó giới thiệu: “Đây là “ngôi nhà” dùng để trữ lương thực”.
Trong “nhà” có chút muối, mì chính được lão gói cẩn thận treo lủng lẳng như chuông gió. Cả 3 ngôi “nhà” lợp bằng rạ khô, “kiến trúc” được lão thiết kế theo mô-típ hình chóp. Bà Nồng, nhà gần “
“
Về chuyện không bao giờ mặc áo, "
Anh Mười kể thêm: “Cứ ai cho áo, lão mặc vài hôm thì nó bay đâu không biết. Lão ở vậy riết rồi quen. Mùa đông đến lạnh cắt da, lão cũng ở trần, nếu ép bận áo cho ấm thì sau đó lão cũng lén cởi ra. Từ nhỏ đến nay không thấy lão đau ốm gì hết”."Thế đi ra ngoài không mặc áo người ta cười sao?", chúng tôi hỏi, “dị nhân” cười khoe hàm răng sún: “Hồi nhỏ đến giờ có bao giờ bận áo đâu mà bà con cười. Nếu tôi bận áo bà con thấy lạ mới cười chứ. Cái quần đùi này hàng xóm cho hơn nửa năm nay rồi. Mặc một cái quần thôi cho thoải mái, không phải tốn xà phòng và thời gian giặt. Cũng không có chi là dị biệt, chẳng qua từ nhỏ tới giờ ở vậy quen rồi. Ai nói cảm lạnh, cảm nắng gì chứ tôi vẫn khỏe như voi”.
Ngoài chuyện kỳ lạ này, lão Bốn Để còn “chảnh” nữa. Thấy nghèo, không có nhà để ở, người dân cùng chính quyền góp tiền xây cho lão cái nhà nhưng lão không nhận, chỉ thích “nhà” của mình. Cố mở cánh cửa bị cột chặt lâu nay, lão cười: “Nhà này do bà con thương xây cho nhưng ở trong đó thấy khó chịu. Cả đời tôi sống trong 3 cái “nhà” đó quen rồi. Ngày lễ, Tết, hàng xóm mang thức ăn sang cho nhưng tôi từ chối. Sống đạm bạc như vậy cho khỏe, ăn cá thịt có gì đâu mà ngon. Mà ăn để sống chứ phải sống để ăn đâu mà cứ bày vẽ cho tốn công sức”.
Ông Lê Chon, nhà cạnh đó, kể hồi nhỏ lão Bốn Để học rất giỏi, nhưng nhà nghèo nên phải nghỉ học sớm. Sau khi cha mẹ mất, lão bỏ đi biệt xứ 2 năm thì về lại vườn cũ dựng lều sống một mình.
Anh Mười nói, lão nghèo nhưng rất hiếu khách, sống có tình, thấy ai đến nhà là mời ở lại ăn cơm. Lão sống gọi là lập dị, nhưng cứ giao thừa là đi mua bánh, kẹo, nhang đèn về cúng ông bà, cha mẹ đàng hoàng. Gần mấy chục năm nay, chưa một lần lão quên việc đầy ý nghĩa này.