Chuyển khoản đặt cọc thuê nhà online hơn 100 triệu đồng, tới nhận nhà hóa ra địa chỉ ma, cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo, trả lại tiền cho nạn nhân

Lưu Ly |

Người đàn ông gửi gần 50 triệu đồng tiền đặt cọc lần 1, sau đó lại gửi tiếp hơn 57 triệu đồng để cọc lần thứ 2, nhưng cuối cùng mất sạch tiền.

Chuyển khoản đặt cọc thuê nhà online hơn 100 triệu đồng, tới nhận nhà hóa ra địa chỉ ma, cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo, trả lại tiền cho nạn nhân - Ảnh 1.

Nhân vật trong câu chuyện đã được đổi tên để bảo đảm danh tính

Charlie Temple, 31 tuổi, đang chật vật tìm kiếm một căn nhà cho thuê ngắn hạn ở London. Căn nhà mà anh đang thuê hiện tại chỉ còn 4 tuần nữa là hết hạn. Anh cần tìm một chỗ ở tạm thời, trước khi hoàn thiện thủ tục mua hẳn một ngôi nhà mới khác, theo Daily Mail.

Trong nỗ lực để tìm nơi ở, người đàn ông này đã quyết định đăng một bài trên Facebook. Ngay sau đó, Charlie nhận được tin nhắn từ một "người phụ nữ lớn tuổi" nói về căn hộ một phòng ngủ ở Đông London, ảnh đại diện có hình bà và cháu gái.

Bà này nhắn như sau: "Tôi có thứ cậu muốn. Đó là một căn hộ 1 phòng ngủ xinh xắn, vừa vặn, đầy đủ tiện nghi, rộng rãi và ga gần nhất là Stepney Green. Giá thuê chỉ 1900 bảng (khoảng 57 triệu đồng) đã bao gồm điện nước. Tiền đặt cọc là 1600 bảng (khoảng gần 50 triệu đồng."

Chuyển khoản đặt cọc thuê nhà online hơn 100 triệu đồng, tới nhận nhà hóa ra địa chỉ ma, cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo, trả lại tiền cho nạn nhân - Ảnh 2.

Charlie yêu cầu người phụ nữ này cung cấp thêm thông tin chi tiết và hình ảnh về căn hộ, sau đó anh được gửi những bức ảnh về căn hộ, giống như mọi căn điển hình ở London. Căn hộ cơ bản này đủ khiến Charlie hài lòng, thậm chí còn có một điểm cộng là cho phép nuôi vật nuôi, rất phù hợp với Charlie và con chó của anh.

Charlie rất muốn xem căn nhà và được cho biết rằng anh có thể sắp xếp một buổi xem nhà với những người thuê hiện tại. Charlie kể: “Tôi đã nhắn tin cho người cho thuê nhà và bà ấy nói mẹ bà đang nằm viện nên vắng nhà một thời gian, nhưng chồng bà có thể quay video nhanh căn hộ trước khi vào cùng bà chăm sóc mẹ”.

Charlie đã tự mình kiểm tra thông tin của chủ nhà bằng cách xem qua các bài đăng cũ trên Facebook và về những người thuê nhà. Anh ấy hỏi cả địa chỉ và các câu trả lời của họ đều khớp nhau, điều này khiến anh càng yên tâm. Anh thậm chí còn đi lang thang đến Stepney Green để xem xét khu vực xung quanh và kiểm tra bên ngoài căn hộ - tuy nhiên, anh không thể nhìn vào bên trong do đứng ở xa.

Hài lòng với những thông tin mình có, Charlie đồng ý thuê căn hộ trong 3 tháng từ tháng 6 đến cuối tháng 8. Anh đã được gửi một hợp đồng, sau đó ký và trả khoản đặt cọc 1600 bảng nhưng một tuần sau vấn đề bắt đầu phát sinh. Trong khi đang đi công tác, Charlie được thông báo rằng anh cần phải trả thêm 1900 bảng vì kế hoạch đặt cọc gặp vấn đề.

Charlie cho biết: "Tôi không hề thoải mái với việc này, nhưng tôi đang cần gấp một nơi để trú tạm, nên tôi đành cố gắng thương lượng. Tôi muốn xem căn hộ trước khi trả thêm tiền, nhưng khi đó tôi lại đang ở nước ngoài. Người phụ nữ thì khá kênh kiệu, bà ấy dọa sẽ phải tìm người thuê nhà khác nếu tôi không dứt khoát gửi thêm tiền cọc.”

Chuyển khoản đặt cọc thuê nhà online hơn 100 triệu đồng, tới nhận nhà hóa ra địa chỉ ma, cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo, trả lại tiền cho nạn nhân - Ảnh 3.

Charlie đã nói chuyện với người phụ nữ qua điện thoại và sau cuộc gọi, anh nhận được bản sao hộ chiếu của bà ấy làm bằng chứng nhận dạng. Anh tiếp tục tìm kiếm tên, địa chỉ email và địa chỉ của bà ở phía tây London và không thấy có vấn đề gì.

Charlie nói thêm: "Bà ấy nói rằng mình là một bác sĩ và đó cũng là những thông tin tôi tìm thấy trên mạng. Tôi hài lòng và chuyển 1900 bảng. Chúng tôi thống nhất rằng ngay khi tôi hạ cánh khi về nước, bà ta sẽ gặp tôi tại khu nhà.”

Ngay khi về nước, Charlie tìm đến ngôi nhà. Tuy nhiên, sau khi không thể liên lạc với người phụ nữ kia, đợi 30 phút ở cửa ngôi nhà, anh gặp một phụ nữ trẻ khác tiến đến cửa với bộ chìa khóa trên tay.

Charlie kể lại: "Tôi hỏi cô ấy có phải là người đang thuê nhà hiện tại không. Cô ấy nói có nhưng chưa hề có ý định chuyển đi. Tôi hỏi liệu có thể có một căn hộ nào khác ở tầng trên không. Nhưng cô ấy bảo đây là một ngôi nhà 3 phòng ngủ chứ không có căn hộ nào cả. Đó là lúc tôi biết mình bị lừa."

Charlie sau đó buộc phải thuê một căn nhà khác trên trang web Airbnb với giá đắt hơn đáng kể so với giá cho thuê ngắn hạn thông thường. Anh cũng ngay lập tức báo cáo vụ việc cho cảnh sát.

Sau khi điều tra, phanh phui đường dây lừa đảo, Charlie đã nhận được khoản hoàn trả số tiền đặt cọc sau 2 tháng. Anh được thông báo rằng người phụ nữ đã liên lạc với anh có thể là tòa khoản đã bị hack và đánh cắp thông tin cá nhân.

Theo dữ liệu từ Action Fraud, hơn 5.400 người thuê nhà ở Anh đã bị lừa tiền đặt cọc đối với những tài sản cho thuê không tồn tại chỉ trong vòng 1 năm qua. Con số này thực tế có thể lớn hơn, vì phần lớn các vụ lừa đảo không được báo cáo.

Chuyển khoản đặt cọc thuê nhà online hơn 100 triệu đồng, tới nhận nhà hóa ra địa chỉ ma, cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo, trả lại tiền cho nạn nhân - Ảnh 4.

Nền tảng giao dịch trực tuyến Marketplace của Facebook đã trở thành điểm nóng của các vụ lừa đảo cho thuê với hàng trăm quảng cáo về tài sản cho thuê hoặc phòng cho thuê mỗi ngày. Khi cuộc khủng hoảng nhà ở tại Vương quốc Anh trở nên bấp bênh hơn và người Anh ngày càng gian nan trong việc tìm nơi sinh sống, số nạn nhân bị lừa có thể tăng lên.

Người phát ngôn của Ngân hàng Starling chia sẻ với tờ Daily Mail: "Chúng tôi làm mọi thứ có thể để bảo vệ khách hàng khỏi nạn lừa đảo. Trong trường hợp Meta tạo điều kiện cho gian lận, họ phải chịu trách nhiệm và chịu chi phí hoàn trả cho khách hàng."

Trong khi đó, người phát ngôn của Meta cho biết: "Facebook Marketplace chủ yếu được xây dựng để thanh toán bằng tiền mặt. Nền tảng của chúng tôi đều có hệ thống ngăn chặn lừa đảo. Chúng tôi cũng đã thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại