"Giáp Thân quốc nạn" là cách gọi dùng để chỉ cách sự kiện diễn ra từ năm 1644 dương lịch, khi Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung nổi dậy, cùng lúc đó quân Thanh cũng tiến hành tấn công Minh triều.
Một loạt các biến cố cùng lúc xảy ra vào năm Giáp Thân này đã được sử cũ gọi là "Giáp Thân quốc nạn".
Năm 1644, Lý Tự Thành cầm đầu quân Đại Thuận tấn công vào Bắc Kinh, Sùng Trinh Hoàng đế tự vẫn. Trong "quốc nạn" năm ấy, vô số bách tính đã tử nạn hoặc bị thương.
Không lâu sau, quá trình Mãn Thanh ngầm chiếm Minh triều đã gặp phải sự phản kháng bằng vũ trang của nhân dân ở khắp nơi.
Quân Thanh vì trả thù bách tính, từ bắc tới nam đã thẳng tay tàn sát, thậm chí giết chết cả thành trì, gây ra những sự kiện thảm khốc như "Dương Châu thập nhật", "Gia Định tam đồ", "Giang Âm thảm sát".
Chưa dừng lại ở đó, tại vùng Quảng Châu, Cán Châu, Tương Đàm, Đại Đồng, Tứ Xuyên, Nam Hùng, Triều Châu… đội quân này cũng tiến hành nhiều cuộc thảm sát đẫm máu đến mức thây người chất đống khắp nơi, khiến dân số Trung Hoa lúc bấy giờ giảm mạnh.
Trong số đó, thảm khốc nhất phải kể tới 9 cuộc "tắm máu" dưới đây:
1. Tàn sát Liêu Đông
Cuộc tàn sát ở Liêu Đông là một trong 9 sự kiện đẫm máu diễn ra vào giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại Minh - Thanh. (Tranh minh họa).
Năm xưa, khi còn đang tranh đoạt vùng Liêu Đông với nhà Minh, quân Thanh từng tiến hành tàn sát dân chúng trong thành Thiên An, Vĩnh Bình, biến nơi đây thành cảnh máu chảy thành sông, thây người chất núi.
Sự kiện này cũng khiến chính sách dụ dỗ người Hán của Hoàng Thái Cực gặp phải cản trở không nhỏ. Nhưng những kẻ cầm đầu sự kiện đẫm máu ấy vẫn được xử lý theo cách "mắt nhắm mắt mở".
2. Dương Châu thập nhật
Sự việc đẫm máu này phát sinh khi quân Thanh công phá Dương Châu vào năm 1645, thảm sát hàng loạt thường dân trong thành.
Lúc ấy, tướng lĩnh Nam Minh là Sử Khả Pháp liều chết chống cự. Tới ngày 20/5, quân Thanh công chiếm Dương Châu, hôm ấy trời mưa như trút nước, Đa Đạc tuyên bố đồ sát toàn thành.
Cuộc thảm sát kéo dài 10 ngày này từng được một nhân chứng may mắn sống sót sau sự kiện này là Vương Sở Tú từng ghi lại trong cuốn "Dương Châu nhật ký".
3. Gia Định tam đồ
"Gia Định tam đồ" là tai họa thảm khốc đối với dân chúng trong thành khi ấy. (Tranh minh họa).
Năm 1654, quân Thanh công phá thành Gia Định. Tướng chỉ huy là Lý Thành Đống ba lần hạ lệnh tru diệt bách tính trong thành.
Nhắc tới sự kiện này, có sử gia từng không khỏi xót xa: "Ba lần tàn sát ấy lưu lại cho tòa thành này sự hủy diệt, chỉ để lại những kẻ không có đạo đức được sống sót".
4. Giang Âm thảm sát
Theo một số nguồn sử liệu, tư liệu về cuộc thảm sát ở Giang Âm từng được sử dụng để tuyên truyền chống lại nhà Thanh vời thời kỳ Cách mạng Tân Hợi.
Trong đó có ghi: "Người chết bên trong thành lên đến 97 ngàn, người tử nạn ngoài thành khoảng 75 ngàn".
5. Cuộc tàn sát ở Tương Đàm
Ngày 21 tháng 1 năm 1649, quân Thanh công phá Tương Đàm. Đốc sư Nam Ninh là Hà Đằng Giao bị bắt.
Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãn lúc bấy giờ hạ lệnh cho quân lính tàn sát nơi này, dân chúng trong thành gần như đều bị giết sạch.
6. Thảm sát Nam Xương
Vào năm 1648, Kim Thanh Hoàn và Vương Đắc Nhân ở Giang Tây khởi binh chống Thanh. Mùng 10 tháng 7 năm ấy, quân Thanh bao vây Nam Xương. Tới tháng 3 năm sau, thành trì này bị đánh chiếm và tàn sát.
7. Tàn sát ở Triều Châu
Triều Châu cũng là một trong những tòa thành phải gánh chịu cuộc tàn sát đẫm máu của quân Thanh. (Ảnh minh họa).
"Túng binh tàn sát, di hài hơn 10 vạn". Đó là những gì sử cũ ghi lại về cuộc tàn sát diễn ra tại Triều Châu.
Khi ấy, Hòa thượng Đường Hải Đức ở huyện Yếu Dương từng tập hợp thi thể các nạn nhân tại núi Tây Hồ để hỏa táng và siêu độ, sau đó đem tro cốt của họ chôn tại mỏm đá phía nam.
8. Sự kiện đẫm máu tại Đồng An
Năm xưa, huyện Đồng An (tỉnh Phúc Kiến) từng bị tàn sát hơn 50.000 người. Trụ trì Thích Vô Nghi của Phạm Thiên tự đã tập hợp các nạn nhân ở mảnh đất phía đông bắc trong chùa và xây dựng "đình vô từ".
9. Tàn sát ở Quảng Châu
Năm 1650, quân Thanh đánh chiếm Quảng Châu. Số người tử nạn trong thành sau khi bị công chiếm lên tới 70 vạn mạng. Cuộc "đại tru diệt" ở Quảng Châu kéo dài từ ngày 21 tháng 11 đến mùng 5 tháng 12 năm đó.
Từ 9 sự kiện đẫm máu này, khó có thể phủ nhận được rằng quá trình chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại Minh – Thanh đầy rẫy những màn "gió tanh mưa máu".