Chuyên gia: Xác định địa điểm cung cấp bằng chứng quan trọng về kỷ nguyên địa chất mới do con người tạo ra

Nguyệt Phạm |

Sau khi bỏ phiếu, các chuyên gia đã xác định được địa điểm phù hợp nhất làm nơi phản ánh rõ ràng nhất về kỷ nguyên địa chất mới của Trái đất - Anthropocene.

Theo các nhà khoa học, con người và những hành động trong quá khứ và hiện tại đã thay đổi thành phần cấu tạo nên Trái đất, đồng thời đưa hành tinh của chúng ta tiến vào một kỷ nguyên địa chất mới mang tên Nhân tân, hay còn gọi là Anthropocene.

Các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào những năm 1950 và đầu những năm 1960 đã để lại những dấu vết rõ ràng và không thể xóa nhòa về hành động khiến cho địa chất của Trái đất thay đổi rất lớn.

Ngoài ra, quá trình đốt cháy nhiên liệu cũng trong những năm 1950, cùng với việc xây dựng cầu đường và sự ra đời của vật liệu phi tự nhiên như nhựa, xi măng, bê tông... cũng góp phần thay đổi kết cấu địa chất.

Chuyên gia: Xác định địa điểm cung cấp bằng chứng quan trọng về kỷ nguyên địa chất mới do con người tạo ra - Ảnh 1.

Việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, đốt cháy nhiên liệu, sự ra đời của vật liệu phi tự nhiên... là tác nhân khiến Trái đất thay đổi kết cấu địa chất. (Ảnh: Live Science)

Những tác động này đã khiến cho kỷ địa chất rất ổn định Holocene kéo dài 11.700 năm kết thúc và mở ra một kỷ nguyên địa chất mới - Anthropocene.

Các nhà khoa học lập luận rằng bụi phóng xạ từ các cuộc thử nghiệm vụ khí hạt nhân đã rơi xuống từ bầu khí quyển và bị mắc kẹt trong lòng đất dưới dạng các lớp trầm tích giàu plutonium phóng xạ, và tạo thành nguyên tố mới được gọi là plutonium-239.

Trầm tích được lấy từ lòng hồ Crawford ở Ontario, Canada cho thấy, dấu vết địa hóa của các vụ thử bom hạt nhân, cụ thể là plutonium 239 được phát hiện rộng rãi trên khắp thế giới trong các rạn san hô, lõi băng và đầm lầy gốc than bùn. Đây cũng là bằng chứng hữu hình sớm nhất về các hoạt động của con người đã làm thay đổi sự cân bằng của tự nhiên.

Chuyên gia: Xác định địa điểm cung cấp bằng chứng quan trọng về kỷ nguyên địa chất mới do con người tạo ra - Ảnh 2.

Bụi phóng xạ từ các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân mắc kẹt trong lòng đất dưới dạng các lớp trầm tích đã tạo thành nguyên tố mới gọi là plutonium-239. (Ảnh: Live Science)

Colin Waters, giáo sư danh dự tại Đại học Leicester ở Anh và là chủ tịch của Anthropocene Working Group (AWG) cho biết: "Sự hiện diện của dấu hiệu plutonium là một công cụ đơn giản cho phép chúng tôi xác định ranh giới bước sang kỷ nguyên địa chất mới. Các vụ nổ hạt nhân trên mặt đất diễn ra vào những năm 1950 là ranh giới địa hóa rất chính xác hiện diện khắp hành tinh, khắp mọi môi trường."

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 12 địa điểm có thể cung cấp những bằng chứng quan trọng để đưa Anthropocene trở thành một phần trong dòng thời gian chính thức của Trái đất. Sau đó, họ đã chọn ra 9 địa điểm trong số này để đưa ra bỏ phiếu. Các nhà địa chất của AWG đã chọn hồ Crawford làm nơi chỉ định sự kết thúc của kỷ nguyên trước đó, Holocene và bắt đầu của Anthropocene.

Francine McCarthy, giáo sư Khoa học Trái đất tại Đại học Brock ở Canada và là thành viên bỏ phiếu của AWG cho biết, hồ Crawford hình thành cách đây 10.000 năm khi một hang động đá vôi sụp đổ xuống các mạch nước ngầm, tạo thành một hố sụt sâu. Hình dạng này ngăn không cho nước bề mặt trộn lẫn với các lớp đáy, có nghĩa là hồ hoạt động như một cái phễu cho các hạt mưa rơi xuống qua cột nước. Vào những tháng mùa hè, các hạt canxit từ đá vôi kết tinh và rơi xuống lòng hồ, nơi chúng tạo thành một lớp trầm tích chứa thông tin về điều kiện khí quyển và thủy quyển trong năm đó.

Chuyên gia: Xác định địa điểm cung cấp bằng chứng quan trọng về kỷ nguyên địa chất mới do con người tạo ra - Ảnh 3.

Hồ Crawford là nơi chỉ định sự kết thúc của kỷ nguyên Holocene và bắt đầu của Anthropocene. (Ảnh: Live Science)

Giáo sư McCarthy cũng chia sẻ thêm: "Từ những lớp trầm tích mà chúng tôi có lấy mẫu cho các dấu hiệu địa hóa về hoạt động của con người."

Ngoài hồ Crawford, các địa điểm tiềm năng khác gồm bãi than bùn ở dãy núi Sudeten của Ba Lan, hồ Searsville ở California, Mỹ, một dải đáy biển ở biển Baltic, một vịnh ở Nhật Bản, một miệng núi lửa chứa đầy nước ở Trung Quốc, một lõi băng được khoan từ bán đảo Nam Cực và hai rạn san hô ở Australia và ở Vịnh Mexico.

Kết quả mới nhất của AWG được công bố trong số đặc biệt của tạp chí The Anthropocene Review.

Vậy Anthropocene bắt đầu từ khi nào?

Nhiều người cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp cuối thể kỷ 18 diễn ra gây tăng đột biến lượng khí thải ra môi trường là thời điểm bắt đầu kỷ nguyên Anthropocene. Tuy nhiên, các nhà địa chất lại cho rằng Anthropocene thực sự xuất hiện sau khi 2 vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên của loài người xảy ra.

Chuyên gia: Xác định địa điểm cung cấp bằng chứng quan trọng về kỷ nguyên địa chất mới do con người tạo ra - Ảnh 4.

Theo các nhà địa chất, kỷ nguyên địa chất mới Anthropocene thực sự xuất hiện sau khi 2 vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên của loài người xảy ra. (Ảnh: Live Science)

Chính vì thế, Anthropocene Working Group (AWG) là nhóm gồm 35 nhà địa chất thành lập từ năm 2009 để đưa Anthropocene trở thành một phần trong dòng thời gian chính thức của Trái đất. Kể từ đó, họ đã tìm kiếm các địa điểm có thể cung cấp bằng chứng chứng tỏ rằng kỷ nguyên địa chất mới đã bắt đầu. Nếu được thông qua, Anthropocene sẽ là thế thứ ba của kỷ Đệ Tứ. Điều này cũng có nghĩa là thế Holocene đặc biệt ngắn bởi các thế khác thường kéo dài vài triệu năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại