Chuyên gia Nga: Tàu sân bay thứ 2 của TQ còn quá nhiều lỗ hổng!

Khang Minh |

Theo ông Vasily Kashin, mặc dù thiết kế của tàu sân bay nội địa đầu tiên Trung Quốc có nhiều lỗ hổng mang tính kết cấu không thể khắc phục.

Gần đây, phương tiện truyền thông nước ngoài rất quan tâm đến tàu sân bay nội địa đầu tiên của Hải quân Trung Quốc đóng tại Đại Liên, và cho rằng nó có triển vọng được hạ thủy vào cuối năm 2016.

Về vấn đề này chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga - ông Vasily Kashin khi trao đổi với trang Sputniknews của nước này cho biết, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được đóng dựa trên thiết kế của tàu Liêu Ninh.

Điều này có nghĩa là về mức độ nó giống với tàu Kuznetsov của Hải quân Nga, mà điều đáng nói ở đây là trong quá trình sử dụng hải quân nước này đã phát hiện ra một số thiếu sót của tàu Kuznetsov, như thiết bị lực đẩy không khả thi, thiết kế bên trong thân tàu không hợp lý, không thể tấn công khi mang nhiều máy bay trên tàu.

Theo ông Vasily Kashin, mặc dù thiết kế của tàu sân bay nội địa đầu tiên Trung Quốc có một số lỗ hổng chỉnh sửa được, nhưng nhiều lỗ hổng mang tính kết cấu thì không thể nào khắc phục nổi.

Đồng thời chuyên gia Nga còn cho biết thêm, tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Trung Quốc có thể được xác định phục vụ tại biển Đông.

Chuyên gia Nga: Tàu sân bay thứ 2 của TQ còn quá nhiều lỗ hổng! - Ảnh 1.

Hình ảnh được cho là tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Trung Quốc.

Nó không giống với tàu sân bay của phương Tây, vai trò chủ yếu của tàu sân bay thứ 2 Trung Quốc là làm nhiệm vụ bảo vệ cho tàu ngầm tên lửa hạt nhân của nước này đóng tại đảo Hải Nam khi tiến hành tuần tra chiến đấu đối với khu vực Biển Đông.

Được biết, hiện nay tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất của Trung Quốc chủ yếu dùng để huấn luyện, tương lai hàng không mẫu hạm nội địa của nước này sẽ triển khai tại khu vực nào vẫn chưa thể xác định.

Tuy nhiên cho dù là triển khai đến Biển Đông, nó rất có thể cũng không thể lấy bảo vệ tàu ngầm hạt nhân làm nhiệm vụ chính, lý do rất lớn là Trung Quốc đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống phòng vệ hải - không tại biển Đông, máy bay chiến đấu tầm xa của không quân hải quân nước này đủ để bao phủ toàn bộ không phận biển Đông.

Ngoài ra còn có thể nhận được sự hỗ trợ của các cơ sở quân sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên các đảo thuộc Quân đảo Trường Sa của Việt Nam tại Biển Đông. Mà tầm bắn của tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của nước này chỉ có 8.000km.

Nếu phóng từ biển Đông không thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, mà phải đến giữa Thái Bình Dương để phóng.

Tuy nhiên, hoạt động của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thường chỉ là độc lập, tuyến đường đi phải bí mật, việc tàu sân bay làm nhiệm vụ hộ tống cho nó, dường như là cơ hội lớn để đối phương xác định vị trí của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại