Chuyên gia Nga: "1 vệt" đã đến Ukraine chưa, nó có thể gây khó chịu thế nào?

Hoài Giang |

Bài viết của chuyên gia Nga Andrey Mitrofanov được Topwar.ru đăng tải ít giờ trước.

"1 vệt" đã đến Ukraine?

Hôm 27/12/2023, Tờ Newsweek đưa tin một số tiêm kích F-16 có thể đã hiện diện tại Ukraine.

Không những vậy, tờ báo còn dẫn một số nguồn tin tại Mỹ cho rằng Không quân Ukraine đã sử dụng F-16 chống lại các máy bay Nga cũng như phóng tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP-EG.

Tờ báo cũng dẫn lại thông tin từ truyền thông Ukraine rằng trong 3 tuần qua họ đã diệt 8 máy bay Nga đồng thời đề cập tới những vệt khói đơn nhất trên bầu trời nước này - thứ giúp xác định hoạt động của tiêm kích 1 động cơ được cho là F-16.

Cần lưu ý rằng Newsweek dẫn tin tức từ nguồn tin Mỹ - và các nguồn này thường không được xác thực. 

Chuyên gia Nga: "1 vệt" đã đến Ukraine chưa, nó có thể gây khó chịu thế nào?- Ảnh 1.

Hình minh họa.


Các tuyên bố của phía Ukraine không đi kèm bằng chứng bằng hình ảnh, còn về phía Nga, không có bất kỳ xác nhận - hoặc phủ định - chính thức về việc máy bay bị bắn hạ.

Thi thoảng lóe lên thông tin về một số máy bay bị phá hủy trên các kênh Telegram khá yêu nước của Nga, nhưng chúng vẫn chưa được xác thực.

Cần lưu ý là nếu Ukraine đã sở hữu F-16, rất có thể chúng sẽ bay rất thấp để tránh bị radar Nga phát hiện và bị tên lửa tầm xa từ Su- 35/MiG-31 hoặc hệ thống phòng không S-400 đánh chặn.

Và theo lẽ tự nhiên, việc các máy bay bay thấp trong nhiệt độ rất thấp của mùa đông khó lòng tạo ra các vệt khói đơn nhất. Và rất có thể những gì được phát hiện là một số tiêm kích 1 động cơ còn lại của Không quân Ukraine - Su-22M4 hoặc S-22UMZK.

F-16 sẽ "khó chịu" thế nào?

Có hai điểm chúng ta cần lưu ý.

Đầu tiên là việc ở Ukraine, các vũ khí Phương Tây thường được cung cấp bí mật, được sử dụng với nỗ lực để đạt được hiệu quả bất ngờ - sau đó truyền thông mới xác nhận về việc bàn giao.

Tiếp theo là việc Không quân Ukraine đã nhanh chóng bác bỏ thông tin từ Newsweek.

Chuyên gia Nga: "1 vệt" đã đến Ukraine chưa, nó có thể gây khó chịu thế nào?- Ảnh 2.

Hình minh họa.

Chúng ta không nên quên rằng cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga đang đến gần và trong bối cảnh không có thành tựu thực sự trên chiến trường, người Ukraine có thể cố gắng thực hiện hành động một hành động quân sự gây tiếng vang nhất.

Giả sử thông tin của Newsweek là chính xác hoặc ở đâu đó gần với chính xác thì F-16 thực sự chưa có mặt ở Ukraine, nhưng các phi công đã được đào tạo, cơ sở hạ tầng được triển khai, đạn dược có sẵn và kỹ thuật viên đã sẵn sàng làm việc.

Trong trường hợp nói trên, F-16 sẽ sẵn sàng chiến đấu chỉ trong vài giờ sau khi nó bay từ một nước NATO có biên giới chung với Ukraine.

Có một kịch bản khác - ngay cả khi F-16 không đóng ở Ukraine thì vẫn không có đảo bảo nào rằng chúng sẽ không xuất kích từ một nước NATO.

Vâng, có vẻ như Nga đã tuyên bố rằng sẽ coi việc máy bay tấn công xuất kích từ nước thứ ba là hành động tham chiến - nhưng tất cả vẫn chỉ là những lời nói suông.

Ngoài ra, các nước NATO vẫn có cách "lách luật". F-16 sẽ cất cánh không vũ trang như từ các căn cứ không quân của NATO sau đó hạ cánh ngắn xuống các sân bay Ukraine - tiếp nhiên liệu, trang bị vũ khí, thậm chí có thể thay thế phi công - sau đó cất cánh và chiến đấu.

Chuyên gia Nga: "1 vệt" đã đến Ukraine chưa, nó có thể gây khó chịu thế nào?- Ảnh 3.

Hình minh họa.


Và thế là xong, chính thức thì các chuyến xuất kích đều đến từ Ukraine. Cần lưu ý Nga đã không tấn công Ba Lan hay Đức vì họ vận chuyển tăng thiết giáp Ukraine hư hỏng đến đó để sửa chữa và điều này cũng sẽ đúng với F-16.

Tuy nhiên sự xuất hiện của F-16 sẽ không ảnh hưởng đến diễn biến cuộc xung đột ở Ukraine dưới bất kỳ hình thức nào và tất cả chúng sẽ nhanh chóng bị Su-35 và S-400 của Nga bắn hạ.

Nhưng nếu được sử dụng đúng cách, chúng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho Nga.

Trước tiên chúng ta đang nói về cách F-16 trở thành bệ phóng tên lửa Storm Shadow/SCALP-EG. Mỗi chiếc F-16 có khả năng mang theo 2 tên lửa hành trình tức là một phi đội 5 tiêm kích có thể phóng 1 loạt 10 tên lửa.

Sẽ có các cuộc tập kích đường không nhằm vào các tàu của Hạm đội Biển Đen, Cầu Crimea và các sân bay nằm trong tầm với của Storm Shadow/SCALP-EG, các hạ tầng dân sự cũng có thể bị tấn công. 

Trong trường hợp xấu nhất, F-16 có thể mang theo tên lửa hành trình AGM-158B JASSM-ER - khi đó rất có thể sẽ có các cuộc tập kích vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Chuyên gia Nga: "1 vệt" đã đến Ukraine chưa, nó có thể gây khó chịu thế nào?- Ảnh 4.

Một chiếc F-16 khai hỏa tên lửa hành trình AGM-158B JASSM-ER.


Mặc dù F-16 được chuyển giao cho Ukraine không phải là biến thể hiện đại nhất nhưng chúng cũng vẫn được trang bị hệ thống điện tử hàng không khá tiên tiến.

Không thể loại trừ việc chúng được bổ sung các thiết bị trinh sát và chiến tranh điện tử (EW) để chuẩn bị cho các đòn tấn công chí mạng nhằm vào radar Nga bằng tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM.

Và cuối cùng, bằng cách sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, F-16 có thể sẽ cố gắng tấn công máy bay và trực thăng Nga.

Rủi ro lớn nhất là các máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm (AWACS) mà Nga có rất ít, máy bay vận tải và oanh tạc cơ tầm xa Tu-22M3 trong trường hợp chúng tiếp cận lãnh thổ đối phương để phóng tên lửa X-22 vào các mục tiêu nằm sâu trong Ukraine.

Không thể loại trừ khả năng F-16 sẽ cố gắng tấn công các máy bay chiến thuật - đối với Mỹ, việc Su-35 của Nga bị tên lửa AIM-120D (tầm bắn có thể đạt tới 180 km) từ tiêm kích F-16 bắn rơi là một quảng cáo xuất sắc có thể mang lại hàng tỷ đô la.

Chuyên gia Nga: "1 vệt" đã đến Ukraine chưa, nó có thể gây khó chịu thế nào?- Ảnh 5.

Lần hiếm hoi Su-35 xuất hiện bên cạnh F-16.

Và kịch bản cuối cùng rất có thể xảy ra khi việc chỉ định mục tiêu cho tiêm kích F-16 Ukraine sẽ do AWACS và máy bay không người lái (UAV) trinh sát Phương Tây trực tiếp đưa ra.

Kết luận

Mặc dù có thể gây thiệt hại cho phía Nga nhưng F-16 sẽ không thể lật ngược tình thế theo hướng có lợi cho Ukraine, nhưng chúng có thể gây ra những tổn thất rất khó chịu Nga.

Mối đe dọa này không thể được xử lý bằng cách thông thường.

Cần có biện pháp phát hiện và tiêu diệt kịp thời F-16 cả trên không và tại sân bay. Ngay cả khi F-16 đóng tại các căn cứ không quân của NATO, chúng phải bị tiêu diệt bằng vũ khí chính xác tầm xa.

Chuyên gia Nga: "1 vệt" đã đến Ukraine chưa, nó có thể gây khó chịu thế nào?- Ảnh 6.

Trong những năm gần đây, vụ việc đáng chú ý nhất liên quan tới F-16 xảy ra vào năm 2018 với việc chiếc F-16I của Israel bị phòng không Syria bắn rơi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại