Chuyên gia Israel: Vũ khí "không thể đánh chặn" của Nga đặt ở Belarus có thể kiềm chế Ba Lan mãi mãi

Hữu Hiển |

Một nhà khoa học chính trị người Israel gốc Nga đã đánh giá về khả năng tác động của hệ thống tên lửa Oreshnik mà Nga dự định triển khai trên lãnh thổ Belarus đối với Ba Lan.

Cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Nativ của Israel, nhà khoa học chính trị Yaakov Kedmi đã đưa ra nhận định như vậy trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên kênh YouTube của hãng thông tấn nhà nước BelTA (Belarus) vào ngày 30/1.

Theo ông Kedmi, "chỉ cần họ [Belarus] nhận được một hệ thống [Oreshnik] là đủ" để kiềm chế Ba Lan mãi mãi.

Nhà khoa học chính trị này nói rằng Minsk không giống như Warsaw, chưa bao giờ đưa ra yêu sách với các nước láng giềng và không khuấy động tình hình.

 - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng cuộc tấn công vào thành phố Dnipro của Ukraine là lần đầu tiên tên lửa Oreshnik được sử dụng trong chiến đấu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Trang iz.ru (Nga) đưa tin, vào ngày 26/1/2025, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã bình luận về thời điểm chuyển giao hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik của Nga cho nước cộng hòa này. Ông chỉ rõ rằng loại tên lửa này có khả năng sẽ được đặt trước tiên trên lãnh thổ Belarus ở gần thành phố Smolensk phía tây nước Nga, sau đó sẽ chọn một vị trí lý tưởng.

Trước đó, vào ngày 26/12/2024, Tổng thống Lukashenko từng cho biết rằng Belarus dự kiến sẽ nhận khoảng 10 tổ hợp Oreshnik hoặc nhiều hơn để có một "kho dự trữ" nếu Nga muốn chuyển giao những tên lửa này.

Theo iz.ru, vào ngày 6/12/2024, nhà lãnh đạo Belarus đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin chuyển giao tên lửa Oreshnik cho Belarus. Ông Lukashenko khi đó giải thích rằng Minsk lo ngại về tình hình trên biên giới với Litva và Ba Lan - các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhà lãnh đạo Belarus nói thêm rằng NATO đang tập trung lực lượng ở biên giới phía tây của nước này.

Tổng thống Nga đã phản hồi bằng cách thừa nhận về khả năng triển khai tên lửa Oreshnik tại Belarus vào nửa cuối năm 2025.

Trước đó, vào ngày 21/11/2024, Tổng thống Putin đã công bố cuộc thử nghiệm thực chiến của tên lửa đạn đạo Oreshnik - một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của Nga. Theo đó, quân đội Nga đã sử dụng Oreshnik mang nhiều đầu đạn siêu thanh để phá hủy một cơ sở công nghiệp quân sự ở thành phố Dnipro của Ukraine.

Ông Putin giải thích rằng, xét đến các đặc điểm kỹ thuật của Oreshnik và những hệ thống phòng thủ tên lửa đang được phương Tây triển khai, sẽ không thể ngăn chặn tên lửa Oreshnik hoặc đầu đạn siêu thanh của nó sau khi phóng ra.

Theo nhà lãnh đạo Nga, động thái này được thực hiện để đáp trả sự leo thang của các nước phương Tây tại Ukraine, đồng thời nói rõ rằng Nga sẽ tiếp tục thử nghiệm và đã đưa ra quyết định về việc sản xuất hàng loạt loại tên lửa mới này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

150 kỹ sư Việt đứng sau kỳ quan bùng nổ giới công nghệ: Việt Nam bứt phá thành cứ điểm hút loạt "ông lớn"

150 kỹ sư Việt đứng sau kỳ quan bùng nổ giới công nghệ: Việt Nam bứt phá thành cứ điểm hút loạt "ông lớn"

25/02/2025 18:36

150 kỹ sư Việt đã thiết kế ra "kỳ quan công nghệ” được CEO Intel đích thân giới thiệu đến cả thế giới, đánh dấu thành tích đáng nể của trí tuệ Việt.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top