Vấn đề của pháo binh Nga?
Kể từ những ngày đầu tiên phát động Chiến dịch quân sự đặc biệt (SMO) ở Ukraine, một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các lực lượng Nga gặp phải chính là tác chiến phản pháo.
Nhờ sử dụng tích cực Máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet, mức độ nghiêm trọng của vấn đề nói trên đã phần nào giảm bớt.
Nhưng nói chung việc sử dụng UAV để phản pháo chỉ là một phản ứng bất đối xứng, và về lâu dài Nga cần một giải pháp cụ thể hơn - một phản ứng đối xứng.
Mặc dù sở hữu số lượng lớn hơn đáng kể so với đối phương nhưng ở giai đoạn đầu của SMO, pháo Nga tỏ ra thiếu chính xác và mấu chốt là do sự thiếu hụt trầm trọng các UAV trinh sát, thứ giúp "chiếu sáng" mục tiêu.
Kết quả là pháo binh Nga chỉ có một chiến thuật duy nhất đó là biến khung cảnh xung quanh mục tiêu thành bề mặt Mặt Trăng - điều đó dẫn tới lượng đạn pháo tiêu thụ tăng lên và tình trạng thiếu hụt xảy ra - điều có thể đoán trước từ cuối mùa hè năm 2022.
Rất may là thông qua các nỗ lực chung của các tình nguyện viên và Bộ Quốc phòng Nga, vấn đề về UAV trinh sát nhìn chung đã được giải quyết, nhưng kể từ mùa hè năm 2024 có một vấn đề mới đã nảy sinh.
Đó là việc phía Ukraine bắt đầu sử dụng ổ ạt pháo và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) kiểu NATO, với tầm bắn tối đa (sử dụng các loại đạn đặc biệt) vượt xa đáng kể so với pháo và MRLS của Nga.
Đặc biệt có thể kể tới lựu pháo tự hành 155 mm CAESAR của Pháp có thể khai hỏa đạn nổ mạnh phân mảnh tới các mục tiêu ở tầm bắn 41 km, trong trường hợp sử dụng các loại đạn tầm xa khác, tầm bắn có thể đạt tới tối đa 54 km.
Đạn từ lựu pháo tự hành 155 mm SpGH Zuzana của Slovakia có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 41 km hay đạn nổ mạnh phân mảnh từ lựu pháo tự hành 155 mm AHS Krab của Ba Lan có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 30 km (40 km nếu bằng đạn phản lực).
Lựu pháo tự hành 155 mm PzH 2000 của Đức có tầm bắn lên tới 50 km với đạn nổ phân mảnh và lên tới 67 km với loại đạn đặc biệt.
UAV Lancet phá hủy pháo tự hành CAESAR tại khu vực Zaporozhye.
Để so sánh thì tầm bắn của 2S1 "Gvozdika" của Nga là 15,1 km, 2S3 "Akatsia" là 17,3 km, "Gyacinth-B (S)" là 28,5 km.
Lựu pháo tự hành 2S19M2 "Msta-S" có tầm bắn 25 km với đạn nổ mạnh phân mảnh, ừ 25 đến 29 km với đạn phản lực.
Pháo tự hành Msta-SM2, được hiện đại hóa để đạt được những tính năng tương tự pháo tự hành "Koalitsiya-SV" có thể bắn đạn nổ mạnh phân mảnh ở khoảng cách lên tới 30 km và đạn "Krasnopol-D" ở 43 km.
Hy vọng lớn nhất của Nga được đặt vào chính "Koalitsiya-SV", thứ có thể hạ gục mục tiêu ở khoảng cách lên tới 70 km. Nhưng mặc dù đã được đưa vào sản xuất hàng loạt thì mới chỉ có một số lượng hạn chế xuất hiện trong SMO.
Đoạn video được cho là 1 tổ hợp M270 MRLS (được gọi chung với M142 HIMARS là "HIMARS") bị phía Nga tiêu diệt gần đây.
Và trong khi chờ đợi, lực lượng Nga tham gia SMO buộc phải dựa vào "Lancet", thứ đang được sử dụng để phản công, tiêu diệt pháo binh, xe tăng và các thiết bị quân sự khác của đối phương - và rất thành công.
Nhưng số lượng "Lancet" ở SMO không nhiều tới mức chúng ta (Nga) mong muốn và chúng chủ yếu được vận hành bởi lực lượng đặc biệt.
Tức là pháo binh Nga có nhu cầu cấp thiết về việc trang bị khí tài phản pháo hiệu quả của riêng mình để các tiểu đoàn trưởng pháo binh có thể nhanh chóng ra lệnh tiêu diệt mục tiêu được phát hiện từ UAV trinh sát. Liệu Nga có sẵn thứ như vậy không?
"HIMARS Lite"?
Gợi ý của tôi (Sergey Marzhetsky) là về một thứ đó chính là MLRS "Tornado-G" thứ đang bị "che lấp" bởi cái bóng của người anh em Tornado-S.
Hiểu theo cách đơn giản thì "Tornado-G" chính là MLRS 122 mm khét tiếng BM-21 "Grad" được hiện đại hóa sâu.
Điểm đặc biệt nhất là loại đạn phản lực chính xác mới có tầm bắn lên tới 40 km. Nó mang theo đầu đạn mà tôi đủ tự tin để nói rằng có thể tiêu diệt hầu hết khí tài của đối phương.
Không giống như "Grad", Tornado-G được trang bị hệ thống định vị vệ tinh, máy tính Baguette-41, thiết bị liên lạc, cũng như khả năng lập trình trên đạn trước khi khai hỏa.
Kíp lái giảm từ 3 xuống còn 2 người, thời gian triển khai ở vị trí khai hỏa không chuẩn bị trước là 6 phút và ở vị trí chuẩn bị chỉ là 1 phút.
Nghĩa là về lý thuyết, "Tornado-G" là một phiên bản 'Lite" (phiên bản thiết bị rút gọn nhưng vẫn đảm bảo các tính năng quan trọng giống bản tiêu chuẩn) của MRLS M142 HIMARS của Mỹ, cho phép giải quyết một loạt các nhiệm vụ phản pháo.
Ngoài ra cũng có 2 cách để tăng hiệu quả của "Tornado-G" đang được xem xét.
Đầu tiên là chuyển các ống phóng sang một khung gầm nhẹ hơn - thứ đáp ứng yêu cầu cấp thiết ở SMO là trấn áp nhanh chóng các điểm bắn của địch được xác định từ UAV với mức tiêu thụ đạn dược tối thiểu.
Lượng lớn "HIMARS Lite" có thể nhanh chóng được chế tạo và thực sự thay đổi cán cân sức mạnh pháo binh ở SMO theo hướng có lợi cho phía Nga.
Thứ hai đó là việc kết hợp đầu đạn 122 mm từ đạn phản lực của "Tornado-G" với động cơ phản lực của đạn 220 mm.
Điều này có thể giúp tăng đáng kể tầm bay của đạn nếu được khai hỏa từ các tổ hợp MLRS 220 mm "Uragan" hoặc MLRS có cả hai cỡ nòng 122 và 220 mm như Vozrozhdenie.