Chuyên gia hé lộ cách Nga đè bẹp thứ nguy hiểm nhất trong "phòng tuyến Zelensky"?

Hoài Giang |

Rõ ràng để vượt qua nhanh chóng nhưng ít thương vong các tuyến phòng thủ được đối phương xây dựng kiên cố là một vấn đề khó khăn.

Thứ nguy hiểm nhất của "Phòng tuyến Zelensky"?

Để hiểu thứ này là gì, chúng ta cần quay lại tháng 11/2023, khi Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine, Đại tướng Valeri Zaluzhnyi ra tuyên bố rằng cuộc xung đột với người Nga đã đi đến "bế tắc".

Vào ngày 30 của tháng đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin AP cũng tuyên bố cuộc xung đột sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Ngày 21/12/2023, tờ Kyiv Post đã đăng tải một bài viết về cuộc họp báo cuối năm của ông Zelensky trong đó vị Tổng thống Ukraine từ chối tiết lộ chi tiết về kế hoạch quân sự của năm 2024- cụ thể là phản công hay phòng thủ.

Tuy nhiên theo phân tích của chuyên gia Mykola Bielieskov được tổ chức Atlantic Council đăng tải trên trang chính thức của họ vào ngày 4/1 vừa qua, "Ukraine phải chuyển sang phòng thủ tích cực vào năm 2024".

Chuyên gia hé lộ cách Nga đè bẹp thứ nguy hiểm nhất trong "phòng tuyến Zelensky"?- Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy ông Zelensky chụp ảnh selfie (ảnh tự sướng) tại nơi được cho là Avdiivka, Donetsk.

Vị chuyên gia không quên nhấn mạnh rằng "hiệu quả của bất kỳ chiến lược phòng thủ nào (của Ukraine) vào năm 2024 cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hỗ trợ từ các đối tác".

Và kể từ thời điểm đó tới hiện tại, cụm từ "Phòng tuyến Zelensky" đã được lan truyền trên các kênh tin tức của cả Phương Tây lẫn Ukraine để miêu tả về một kế hoạch phòng thủ tích cực của Kiev.

Khá rõ ràng rằng nếu "Phòng tuyến Zelensky" đã, đang và sẽ được triển khai thì vũ khí của "các đối tác" sẽ đóng vai trò quan trọng. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng ngoài các vũ khí tấn công, còn 1 thứ rất quan trọng trong phòng thủ và đó là các loại mìn.

Quay trở lại ngày 11/12/2023, trong một cuộc phỏng vấn của kênh tin tức TSN của Ukraine, Chuyên gia quân sự, cựu Giám đốc cơ quan phụ trách báo chí của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, Đại tá Vladyslav Seleznyov đã tiết lộ một thông tin quan trọng.

Đó là khoảng 500.000 quả mìn đã được chôn trong các khu vực Kiev (Kyiv) , Volyn, Rivne và Zhytomyr ở miền bắc Ukraine. Điều này có thể đưa đến kết luận tạm thời rằng mìn sẽ là một trong những lá chắn cuối cùng của "Phòng tuyến Zelensky".

Chuyên gia hé lộ cách Nga đè bẹp thứ nguy hiểm nhất trong "phòng tuyến Zelensky"?- Ảnh 2.

Một số loại mìn do Liên Xô sản xuất được cho là mìn đạp nổ PMN-2 (bìa trái), mìn chống tăng loại TM (bìa phải), mìn lá PFM-1 "Lepestok" (cưới dùng).

"Đè bẹp"?

Từ những gì chúng ta đã được chứng kiến, hiệu quả của mìn chống tăng, mìn sát thương bộ binh trong phòng thủ trước các nhóm tấn công cơ giới đã được bộc lộ ở Orekhov, Zaporozhia vào mùa hè năm 2023 hay ở Avdiivka, Donetsk - nơi hiện đang "nóng" nhất trên chiến trường.

Tất nhiên cũng như người Phương Tây, người Nga cũng đang bàn luận sôi nổi về "Phòng tuyến Zelensky" - tuy nhiên điểm khác biệt là họ đang nỗ lực tìm cách vượt qua thứ đáng gờm này.

Và trong bài viết được Topcor.ru đăng tải ít giờ trước, chuyên gia Nga Sergei Marzhetski có thể đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề cụ thể mà ông đã theo đuổi trong nhiều ngày qua - đó là cách các lực lượng Nga sẽ vượt qua các bãi mìn của người Ukraine:

"Như chúng ta đã biết, các bãi mìn rộng lớn đã trở thành một trong những trở ngại chính khiến cuộc phản công đầy tham vọng của Ukraine thất bại. Các lực lượng Nga sẽ phải đối mặt với vấn đề tương tự nếu họ nhận lệnh tiến hành tấn công quy mô lớn vào "Phòng tuyến Zelensky".

Quân đội Nga có thể lấy đâu ra các khí tài rà phá mìn - và tốt nhất là những thứ được điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn cho những người điều khiển?

Chuyên gia hé lộ cách Nga đè bẹp thứ nguy hiểm nhất trong "phòng tuyến Zelensky"?- Ảnh 3.

Ảnh do Drone (máy bay không người lái) Ukraine chụp lại nhóm cơ giới Nga bị bỏ lại tại Vuhledar (Ugledar) vào mùa hè năm 2023. Theo các chuyên gia Phương Tây, cuộc tấn công thất bại tại đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của Nga trong thời điểm đó.

Giải pháp cho vấn đề này đã được tìm thấy ở Nam Ural - "lò rèn" cho chiến thắng của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (cách Nga gọi Thế chiến 2).

Vào năm 2022, các chuyên gia Nga từ khu vực Chelyabinsk (Nam Ural) đã được cử đến Donetsk với nhiệm vụ được Thống đốc khu vực ông Alexey Teksler đưa ra là khôi phục một số cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, giao thông, điện và nước.

Tuy nhiên các chuyên gia này đã sớm phải đối mặt với một thử thách rất nghiêm trọng khác.

Vào mùa hè năm 2022, MLRS (pháo phản lực phóng loạt) của Ukraine đã bắt đầu "gieo trồng" mìn Lepestok (mìn lá sát thương bộ binh PFM-1) ở Donetsk và hầu hết người bị nó sát thương là dân thường.

Loại mìn này không có cơ chế tự hủy và có thể nằm trên mặt đất trong thời gian dài cho đến khi ai đó dẫm lên.

Và rồi điều thú vị nhất bắt đầu, Thống đốc Texler đã triệu tập một cuộc họp với các lực lượng liên quan của khu vực và đặt ra nhiệm vụ nhanh chóng phát triển các giải pháp hiệu quả để khắc phục hậu quả bom mìn.

Chuyên gia hé lộ cách Nga đè bẹp thứ nguy hiểm nhất trong "phòng tuyến Zelensky"?- Ảnh 4.

Một robot được cho là Uran-6 dọn mìn tại Donetsk vào mùa hè năm 2022 (Ảnh: Reuters).

Người đứng đầu nhà máy máy kéo DST-Ural - nơi sản xuất máy ủi và các thiết bị đặc biệt trên khung thân bánh xích - ông Evgeniy Gorely đã tổ chức một cuộc họp nội bộ nhà máy và đặt ra khung thời gian là 1 tháng để các kỹ sư dưới quyền đưa ra giải pháp.

Chỉ 3 tuần sau, nguyên mẫu đầu tiên đã được trình làng.

Tới đây tôi muốn đề cập về chính DST-Ural - vào năm 1998 nơi đây là chỉ là một xưởng máy tư nhân nhỏ và chỉ đến năm 2007 nó mới đạt đến trình độ công nghệ hiện tại.

Tuy nhiên máy ủi Chelyabinsk TM10 do họ sản xuất đã được công nhận là máy ủi tốt nhất về các chỉ số kinh tế kỹ thuật ở hạng mục máy kéo 10 tấn tại một cuộc thi mở rộng ở Belarus.

Quay trở lại câu chuyện nói trên, các kỹ sư của DST-Ural đã tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của UGV (Phương tiện mặt đất không người lái) rà phá bom mìn có tên MT1 trên cơ sở là khung gầm máy xúc bánh xích PG20.

Nguyên lý hoạt động là con lăn quét mìn của MT1 sẽ được động cơ 107 mã lực (hp) đẩy và nhấn vào mìn sát thương để phá hủy hoặc kích nổ chúng.

Quan trọng hơn, một mô-đun điều khiển từ xa được lắp vào vị trí của cabin để người điều khiển có thể điều khiển phương tiện từ xa.

Chuyên gia hé lộ cách Nga đè bẹp thứ nguy hiểm nhất trong "phòng tuyến Zelensky"?- Ảnh 5.

Nguyên mẫu UGV MT1 của DST-Ural.

Sau quá trình thử nghiệm toàn diện, một phiên bản cải tiến đã được chế tạo với tên MT2 và động cơ của nó đã được tăng lên 360 hp. Để tồn tại sau các vụ nổ mìn, các bộ phận bên ngoài của khí tài được bọc thép và con lăn quét mìn được cải tiến.

Giờ đây UGV cải tiến có thể dễ dàng phá hủy mìn có sức nổ tương đương 4 kg chất nổ TNT (đa phần các loại mìn ngoại trừ mìn chống tăng với hơn 5 kg TNT hoặc chất nổ khác).

Điều quan trọng là MT2 có thể được điều khiển từ khoảng cách 2 km nếu phương tiện tác chiến điện tử của đối phương không hoạt động hoặc từ 500 mét khi tác chiến điện tử được bật.

Cả MT1 và MT2 đều đã được tích cực sử dụng ở Donbass (Donetsk và Luhansk) kể từ mùa hè năm 2022 và DST-Ural dự kiến sẽ ký một hợp đồng lớn về việc cung cấp UGV với Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga.

Ngoài ra, trên cơ sở máy ủi MT10 hàng đầu của mình, nhà máy đang nỗ lực tạo ra một UGV hạng nặng để rà phá mìn chống tăng từ xa.

Tính đến khả năng sản xuất hàng loạt của nhà máy, câu hỏi Quân đội Nga có thể lấy đâu ra các khí tài rà phá mìn điều khiển từ xa đã được giải quyết".

Chuyên gia hé lộ cách Nga đè bẹp thứ nguy hiểm nhất trong "phòng tuyến Zelensky"?- Ảnh 6.

Quang cảnh bên trong nhà máy DST-Ural.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại