Chuyên gia chỉ ra sai lầm thường mắc phải của cha mẹ khi dạy trẻ bướng bỉnh, không nghe lời

Phương Uyên |

Cha mẹ thông thái không nên làm điều này khi con không vâng lời, bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng sau này.

Giáo dục con cái đúng cách luôn là điều khiến các bậc cha mẹ thời hiện đại bận tâm, bởi họ luôn mong muốn làm cách nào để có thể nuôi dạy con hiệu quả. Trên hành trình trưởng thành, con cái đôi lúc vì ngỗ nghịch, không vâng lời khiến phụ huynh phải đau đầu, nổi cơn thịnh nộ. Thế nhưng có lẽ, sự la mắng ấy của cha mẹ không hề có tác dụng, thậm chí nó còn gây tác dụng ngược.

Tiểu Vương có một cậu con trai 4 tuổi. Cậu bé rất bướng bỉnh và thường không nghe lời mẹ, gây ra vô số phiền toái cho cô. Điều này khiến cô rất buồn bã và lo lắng. Cô biết rằng la mắng con là điều không nên làm, thế nhưng Tiểu Vương không thể kiềm chế cơn nóng giận của mình mỗi khi con ngỗ nghịch.

Có lần con trai của Tiểu Vương vì nghịch phá đã lỡ làm bẩn bộ áo quần mà mẹ vừa mới mặc cho cậu. Dù đã nhắc nhở con nhiều lần, thế nhưng cậu bé không vâng lời và tiếp tục phạm lỗi với mẹ. Tiểu Vương không thể kiềm chế, đành quát mắng cậu rất nặng nề.

Sau khi bị mẹ la mắng nhiều lần, đứa trẻ tỏ ra sợ hãi. Tiểu Vương cũng nhận ra rằng, sau nhiều lần la mắng con như thế, con cô dần trở nên lầm lì, mất đi sự hồn nhiên đáng yêu như trước đây.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm thường mắc phải của cha mẹ khi dạy trẻ bướng bỉnh, không nghe lời - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, la mắng đứa trẻ sai cách khi chúng ngỗ nghịch là điều vô cùng có hại mà các bậc làm cha mẹ cần phải hạn chế, bởi về sau trẻ có thể hình thành nên hai tính cách tiêu cực:

Chiều hướng thứ nhất: Rụt rè và nhút nhát

Sự đánh giá của cha mẹ đối với bản thân đứa trẻ có ảnh hưởng rất lớn. Nếu cha mẹ dành cho chúng những khẳng định tích cực, khuyến khích sẽ khiến chúng trở nên tự tin hơn, nhưng nếu thường xuyên bị cha mẹ la mắng, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, thậm chí phủ nhận bản thân, tự ti và nghĩ rằng mình kém cỏi. Đồng thời, con lớn lên có xu hướng thu mình lại, không dám bày tỏ, thể hiện suy nghĩ của mình ra bên ngoài.

Chiều hướng thứ hai: Cực kỳ nổi loạn

Cha mẹ chính là tấm gương của con cái, vì thế khi cha mẹ có thái độ giận dữ, quát mắng, trẻ cũng sẽ bắt chước cha mẹ một cách vô thức. Điều này tuy không ảnh hưởng ngay lập tức, nhưng chúng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng khi con lớn lên. Khi trẻ thường xuyên thấy cha mẹ la mắng, chúng cũng sẽ vô thức học được rằng đây là hành vi đúng đắn.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm thường mắc phải của cha mẹ khi dạy trẻ bướng bỉnh, không nghe lời - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Trẻ vô thức bị nhiễm hành động không tốt này của cha mẹ sẽ trở nên dễ cáu giận khi lớn lên, thậm chí chỉ vì một chuyện nhỏ cũng có thể khiến trẻ có hành động tiêu cực như đập phá, bạo lực, la hét,...Nếu không loại bỏ kịp thời có thể để lại hậu quả khó lường.

Khi con làm sai, cha mẹ phải có biện pháp giáo dục con cái đúng đắn.

1. Tha thứ và cho con cơ hội khắc phục lỗi lầm

Cách xử lý tốt nhất khi con làm sai và chịu nhận lỗi đó chính là tha thứ. Đồng thời, cha mẹ hãy chỉ ra những điều con làm chưa đúng và giúp con khắc phục kịp thời, không dùng cách la mắng nặng nề hoặc nhân nhượng cho những điều mà con làm sai. Trẻ phải biết mình sai thì mới có thể không lặp lại lỗi lầm đó một lần nữa, và cha mẹ chính là người giúp chúng nhận ra điều đó.

2. Hãy để con một lần tự gánh chịu hậu quả

Nếu con vẫn chưa chịu nhận ra sai lầm của mình, cha mẹ hãy để con mình một lần tự chịu trách nhiệm về những việc làm mà chúng đã gây ra. Ví dụ, nếu con ngỗ nghịch làm lãng phí thức ăn, thì cha mẹ hãy cho con biết rằng "con đã lãng phí rồi, không còn phần ăn cho con nữa". Cha mẹ đừng nhân nhượng mà hãy để con nhịn đói một lần, chúng mới biết quý trọng thức ăn. Cho con tự gánh chịu hậu quả của việc mình làm để trẻ không mắc phải sai lầm tương tự vào lần tới.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm thường mắc phải của cha mẹ khi dạy trẻ bướng bỉnh, không nghe lời - Ảnh 3.

Không có đứa trẻ hư, chỉ có cha mẹ dạy con chưa đúng cách.

3. Hướng dẫn con sửa sai

Cha mẹ có thể cùng con ngồi xuống, bình tĩnh xử lý và lắng nghe con. Điều này không chỉ hướng dẫn cho bé cách giải quyết vấn đề tốt hơn mà còn gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ. Điều này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn là dùng cách giáo dục la mắng nặng nề với trẻ

Cha mẹ nếu muốn giáo dục con cái đúng đắn cần kiềm chế cảm xúc tức giận của mình. Hãy dùng sự kiên nhẫn và tình yêu thương để khiến con cái thay đổi, có như vậy chúng mới phát triển tốt về lâu về dài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại