Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử

Thanh Long |

85 tuổi, Bryukhanov bây giờ đang sống tàn tật như một người đàn ông vô danh ở Kiev, mà có lẽ, cuộc đời ông ấy không đáng bị như vậy.

LTS: Ngày 26/4/2021 vừa đúng 35 năm sau vụ nổ Chernobyl - thảm họa hạt nhân lớn nhất lịch sử nhân loại. Một số đồng vị phóng xạ mà nó phát tán mới chỉ bước sang vòng bán rã thứ hai. Khu vực bán kính 30km xung quanh lò phản ứng số 4 đã phát nổ vẫn bị khoanh vùng và đánh dấu "không thể sinh sống được" trong ít nhất 28.000 năm nữa.

Cha đẻ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, cựu giám đốc Viktor Bryukhanov hiện vẫn còn sống và bước sang tuổi 85. Ông ấy đã phải trả giá - tất nhiên - 250 rem phóng xạ nhiễm vào người và bản án 10 năm tù lao động khổ sai ở Donetsk.

Nhưng ít người biết, nếu phải tìm ai đó để đổ lỗi ở Chernobyl năm đó thì Viktor Bryukhanov sẽ là người đáng thương nhất. Vào thời điểm nhà máy phát nổ, ông ấy vẫn còn đang ngủ. Sai sót của cấp dưới, những áp lực và sự che đậy lỗ hổng trong thiết kế lò phản ứng RBMK từ cấp trên vô tình kẹp Viktor Bryukhanov vào giữa, đẩy ông ấy ra trước vành móng ngựa để nhận lấy bản án không phải là của mình.

Trước đó, Viktor Bryukhanov đã được trao Cờ đỏ Lao động và cả Huân chương Cách mạng Tháng Mười, hai trong số ba giải thưởng dân sự cao quý nhất ở Liên Xô thập niên 80. Ông cũng là người khai sinh ra Pripyat, một thị trấn được mệnh danh là "atomgrad", thiên đường nguyên tử kiểu mẫu dành cho những công dân Liên Xô làm việc ở Chernobyl thời đó.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 1.

Trong suốt sự nghiệp thời trai trẻ, Brukhanov đã đi lên từ chính thực lực của mình, bắt đầu từ một cậu sinh viên mới ra trường làm việc trong phòng tuabin máy - ngạch thấp nhất của một nhà máy điện - để vươn lên trở thành giám đốc tổ hợp điện nguyên tử lớn nhất hành tinh.

Nhưng thảm họa Chernobyl cuối cùng đã đẩy ông ấy xuống hố sâu một cách nghiệt ngã. Brukhanov bây giờ đang sống tàn tật như một người đàn ông vô danh ở Kiev, mà có lẽ, cuộc đời ông ấy không đáng bị như vậy.

Genk thực hiện loạt bài Minimag này dựa trên những ghi chép và phỏng vấn Brukhanov ngoài đời thực. Bạn sẽ thấy đó là một Brukhanov hoàn toàn khác với nhân vật phản diện, nóng nảy và ngu ngốc được thủ vai bởi Con O’Neill trong seri phim Chernobyl (2019) của HBO.

Trích lời Oleg Brukhanov, con trai của ông sau khi xem cả 5 tập của bộ phim: "Có những thứ đã bị thổi phồng quá đáng. Có một số điều không hoàn toàn đúng về cha tôi". Bản thân Brukhanov bây giờ đã quá yếu để xem được bộ phim đó và nhận xét về chân dung của mình. Cả hai mắt ông ấy đã mù lòa vĩnh viễn.

Ngày 20 tháng 2 năm 1970, một chiếc trực thăng quay những cánh quạt ồn ã của nó tiến gần đến lưu vực sông Pripyat. Những con chim sợ hãi bay ra khỏi chỗ trú ẩn, sải cánh trốn thoát qua một vùng đầm lầy chỉ toàn cỏ dại và những con lạch chằng chịt.

Phía bên dưới, một người đàn ông nhỏ nhắn đang đứng ngập chân trong tuyết: Viktor Brukhanov, giám đốc nhà máy Slavyansk, tổ hợp nhiệt điện có quy mô lớn nhất Ukraine hồi hộp chờ đợi chiếc trực thăng dần hạ cánh.

Đó là đoàn nomenklatura đến từ Moscow. Tất cả đều là cấp trên của ông, những người đàn ông thuộc nhóm quyền lực nhất Liên Xô đang nắm giữ trong tay vận mệnh của cả nền đại công nghiệp Đông Âu, mà trái tim nóng hổi đem lại sức sống cho tất cả guồng máy đó, không thể thiếu, chính là những nhà máy điện.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 2.

Dẫn đầu đoàn nomenklatura là Pyotr S. Neporozhny, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Điện khí hóa, theo sau là các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Ukraine. Cùng với nhau, hơn 10 người tiến đến bờ sông nơi Brukhanov đang đứng.

Họ nói chuyện với nhau một lúc, và rồi, lẫn trong tiếng gió rít lạnh buốt người ta có thể nghe thấy tiếng một chai rượu cognac được bật. Tất cả là để ăn mừng cho kế hoạch của Brukhanov đã được duyệt.

Bộ trưởng Neporozhny tiến lên trong tay cầm một chiếc búa đã được chuẩn bị trước. Ông nặng nề cúi xuống mặt đất, vạch một dấu chữ thập trên tuyết rồi đóng chiếc cọc xuyên xuống nền đất rắn như đá. Chiếc cọc ngập xuống từng centimet một trong ánh mắt háo hức của tất cả mọi người.

Và đó... là cách mà người ta đã khai sinh cho Chernobyl – tổ hợp điện nguyên tử lớn nhất hành tinh. Viktor Bryukhanov bây giờ chính thức được bổ nhiệm là giám đốc nhà máy, tổng công trình sư chịu trách nhiệm cho một giấc mơ vĩ đại của toàn thể Xô Viết.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 4.

Đầu thập niên 70, khi người Mỹ đã đặt được chân lên Mặt Trăng, các nhà lãnh đạo Liên Xô nghĩ rằng họ cần ghi dấu ấn bằng một thứ gì đó vĩ đại ngay dưới mặt đất. Vừa lúc, Bộ Năng lượng và Điện khí hóa nghĩ rằng để có thể phát triển nền đại công nghiệp, Liên Xô sẽ cần một nguồn năng lượng khổng lồ.

Dựa trên cả hai nhu cầu, Bộ trưởng Neporozhny muốn bắn một mũi tên trúng hai đích. Ông ấy đặt mục tiêu xây hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khắp Đông Âu và Liên Xô, tạo thành một mạng lưới các lò phản ứng khổng lồ kéo dài từ Vịnh Phần Lan đến Biển Caspian.

Với số tiền đầu tư khổng lồ lên tới gần 400 triệu rúp, Chernobyl được các nhà hoạch định trung ương dự tính sẽ trở thành tổ hợp điện hạt nhân lớn nhất thế giới, một biểu tượng cho niềm tự hào của Liên Bang Xô Viết.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 5.

34 tuổi, thông minh và đầy tham vọng, Brukhanov được Neporozhny giao nhiệm vụ tới Ukraine khảo sát cho nhà máy trọng điểm Chernobyl. Tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện từ Học viện Bách khoa Tashkentm, Brukhanov đã phấn đấu từ một kỹ thuật viên tuabin trong nhà máy thủy điện Uzbek, rồi dần trở thành giám đốc của nhà máy nhiệt điện Slavyansk.

Với nhiệm vụ vừa được giao phó, bây giờ, ông ấy vừa là cha đẻ, vừa là giám đốc và vừa là nhân viên đầu tiên của Trạm năng lượng nguyên tử Chernobyl - khi nó vẫn chỉ là những nét vẽ trên giấy.

Việc đầu tiên trong kế hoạch mà Brukhanov muốn làm là xây dựng cơ sở hạ tầng -một nhà máy trước khi mọc lên sẽ cần những con đường, ít nhất là những con đường hỗ trợ.

Ông ấy cần một ray tàu hỏa chạy từ nhà ga ở Yanov gần đó, một bến tàu mới trên sông để nhận sỏi và bê tông cốt thép, những con đường nhựa xuyên rừng thật rộng để những chiếc BelAZ khổng lồ cũng có thể chạy qua.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 6.

Những người công nhân sẽ cần một nơi trú ẩn, vậy là một ngôi làng nhỏ có tên là Lesnoy được dựng lên ngay trong rừng. Và bởi họ đều là những người rất trẻ tuổi, Brukhanov cho xây ngay một nhà trẻ và một trường học để những công nhân có thể yên tâm chuyển cả gia đình của mình tới.

Bản thân Brukhanov cũng đưa vợ, Valentina và hai con của mình về Lesnoy, một bé gái 6 tuổi và một bé trai mới sinh. Gần như mỗi ngày, ông đều phải bắt xe bus trở về Kiev để nộp bản thu chi và xin ký quỹ. Những ngày không có xe bus, Brukhanov tự đạp xe. Thời điểm ban đầu dự án không có kế toán và bảng lương, ông đơn giản là làm việc không công.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 7.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 8.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 9.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 10.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 11.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 12.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 13.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 14.

Mười lăm năm là khoảng thời gian Brukhanov đã cống hiến hết mình cho dự án là giấc mơ của toàn Xô Viết. Cô con gái 6 tuổi theo ông tới đây từ những ngày đầu nhà máy được xây dựng, nay đã trở thành thiếu nữ đi lấy chồng. Cậu con trai của Brukhanov đã vào trung học. Một tháng trước khi bản thân ông bước sang tuổi 50, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl được khánh thành.

Đó là ngày 7 tháng 11 năm 1985, mọc lên từ những đồng cỏ và đầm lầy là một đế chế bê tông trắng với 4 tổ máy RBMK (reaktor bolshoy moschnosti kanalnyy) đã đi vào hoạt động. Hai tổ máy vẫn còn đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ chính thức biến Chernobyl thành tổ hợp năng lượng hạt nhân lớn nhất trên Trái Đất.

RBMK là một công nghệ lò phản ứng mới cho công suất cao, mạnh hơn bất kể một lò phản ứng nào khác ở Phương Tây thời điểm đó. Mỗi lò phản ứng của nó có thể tạo ra 1.000 megawatt điện, đủ cho hơn 1 triệu gia đình ở Liên Xô sử dụng cùng lúc.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 15.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 16.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 17.

Không chỉ được coi là hình mẫu cho ngành công nghiệp điện hạt nhân Liên Xô, Chernobyl còn có một mô hình thành phố nguyên tử đáng mơ ước.

Lesnoy, từ một ngôi làng nhỏ trong rừng, bây giờ đã biến thành thị trấn Pripyat với 50 ngàn dân. Tất cả đều là những công dân trẻ với độ tuổi trung bình chỉ 26. Họ đến để phục vụ giấc mơ năng lượng của Liên bang Xô Viết, đem theo tất cả gia đình của mình, hoặc bắt đầu tìm nhau để xây dựng một gia đình mới ở đây - "atomgrad", thiên đường nguyên tử.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 18.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 19.
Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 20.

Giữa một nền kinh tế trì trệ ở Liên Xô trong thập niên 80, Pripyat giống như một ốc đảo trên sa mạc khô cằn. Mức sống ở thị trấn nguyên tử này còn cao hơn cả thủ đô Kiev.

Trong một bán kính nhỏ chỉ mất 20 phút đi bộ, các tòa nhà chung cư mọc lên xen kẽ với 5 trường học, 3 bể bơi và 35 sân chơi. Có một rạp chiếu phim trong thành phố, một quảng trường, thậm chí những "bãi biển" nhân tạo với bờ cát bên sông.

Tất cả những tiện ích của một thành phố tiêu chuẩn hơn 1 triệu dân ở Liên Xô được gói gọn vào Pripyat. Ở đó luôn có thực phẩm tốt, thịt lợn, thịt bê, dưa chuột, cà chua tươi và 5 loại xúc xích khác nhau. Người dân có thể mua những bộ đồ bếp và dao dĩa của Áo, trung tâm thương mại sẽ bán đồ hiệu và cả nước hoa Pháp.

Những người phụ nữ có một tiệm làm đẹp. Những người đàn ông có một câu lạc bộ du thuyền. Còn trẻ em chơi trong các công viên với bánh đu quay khổng lồ, xe điện và cầu trượt...

Cuộc sống ở Atomgrad: Thiên đường nguyên tử Pripyat trước thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986

Dưới bàn tay của Brukhanov, Chernobyl và Pripyat đã cùng nhau tạo thành một thiên đường nguyên tử. Thiên đường được đánh dấu bằng những bức phù điêu, tranh tường, những công trình biểu tượng cho Đảng Cộng sản Liên Xô và sức mạnh khoa học công nghệ.

Brukhanov đặc biệt thích một bức tượng ngay phía trước rạp phim Pripyat, tưởng niệm cho một vị thần Hy Lạp cổ xưa. Cao 6 mét và được đúc hoàn toàn bằng đồng, bức tượng là một Titan khổng lồ, trần truồng bên trong nếp gấp áo choàng đang giơ những lưỡi lửa lên cao.

Đó chính là Prometheus, người xuống trần gian từ đỉnh Olympus mang theo một món quà cho con người là ngọn lửa bị đánh cắp. Với lửa, con người đã có được ánh sáng, sự ấm áp và nền văn minh.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 22.

Ở đây cũng vậy, Brukhanov đem đến Chernobyl những lõi uranium trong lò phản ứng RBMK. Chúng cũng sẽ thắp sáng cho hàng triệu hộ gia đình Liên Xô. Nhưng như một điềm báo, câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp có một kết thúc không mấy có hậu.

Khi phát hiện ngọn lửa đã bị Prometheus đánh cắp, Zeus đã tức giận trói vị thần Titan vào một tảng đá, để những con đại bàng mổ gan của ông ấy mỗi ngày. Người phàm cũng không thoát khỏi quả báo vì đã nhận món quà Prometheus. Đối với họ, Zeus đã gửi xuống một người phụ nữ đầu tiên, Pandora mang theo chiếc hộp mà một khi nó được mở ra, mọi tai ương và bất hạnh sẽ ập đến.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 23.

Hầu như tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều được tạo thành từ các nguyên tử, những mảnh vỡ ra từ những ngôi sao đã tạo nên mọi vật chất. Nhỏ hơn một triệu lần so với chiều rộng của một sợi tóc, phần lớn nguyên tử chỉ là không gian trống rỗng cho các electron bé nhỏ của chúng thoắt ẩn thoắt hiện.

Thế nhưng, trái ngược với vỏ electron của nó, ở giữa trung tâm của mọi nguyên tử bạn sẽ tìm thấy một hạt nhân đặc không thể tưởng tượng nổi. Nó giống như 6 tỷ chiếc ô tô bị nghiền nát để nhét vừa vào một chiếc túi du lịch.

Lực liên kết các thành tố trong hạt nhân nguyên tử lại với nhau được gọi là lực mạnh. Cùng với lực điện từ và lực hấp dẫn đó một trong 4 lực chính ràng buộc và tạo nên vũ trụ.

Các nhà khoa học từng tin rằng lực đang gắn kết các proton và neutron lại với nhau mạnh đến mức nó khiến hạt nhân nguyên tử trở thành thứ bất khả xâm phạm. Không có gì có thể chia tách được các hạt này và tạo ra các hạt nhỏ hơn.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 24.

Nhưng đến năm 1905, Albert Einstein đã lật ngược ý tưởng. Ông cho rằng nếu các nguyên tử có thể bị xé toạc bằng cách nào đó, quá trình này sẽ chuyển đổi khối lượng nhỏ bé của chúng thành một năng lượng khổng lồ được giải phóng.

Ông đúc kết lý thuyết này thành một phương trình đơn giản: E = mc2, với E là năng lượng tương đối của một khối lượng m, c là hằng số vận tốc ánh sáng có giá trị gần 300.000.000 m/s.

Phải mất tới hơn 30 năm, phương trình lý thuyết của Einstein mới được kiểm chứng bằng thực nghiệm nhưng sau đó, nó đã lập tức làm thay đổi thế giới.

Năm 1938, hai nhà khoa học người Đức Lise Meitner và Otto Frisch làm việc dưới quyền Niels Bohr đã dùng neutron bắn phá nguyên tử uranium để giải phóng năng lượng hạt nhân. Họ nhận thấy chỉ với một nguyên tử uranium bị phân hạch đã giải phóng tới 200 triệu volt điện.

Nguồn năng lượng khủng khiếp này ngay lập tức thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học đến từ khắp thế giới. Họ lặp lại thí nghiệm với uranium ở mọi nơi, họ tập hợp lại với nhau thành các nhóm nghiên cứu, những dự án và viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử bắt đầu mọc lên như nấm sau mưa ở Châu Âu, Mỹ và Liên Xô.

Vậy là các nguyên tử đã cho loài người năng lượng. Nhưng sử dụng năng lượng đó để làm gì thì còn tùy thuộc vào mục đích của từng người. Dưới áp lực của các chính trị gia, một nhóm các nhà khoa học đã khai thác nguyên tử để tạo ra bom và vũ khí hủy diệt. Một nhóm khác chỉ đơn thuần là muốn sử dụng chúng để chạy các tua-bin phát điện, phục vụ cho cuộc sống của con người.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 25.

"Хай будет атом робитником, A не солдатом!" – "Hãy để nguyên tử trở thành một người công nhân, thay vì trở thành một người lính". Dòng chữ khổng lồ được dựng trên nóc của một tòa chung cư 10 tầng nhìn ra quảng trường trung tâm thị trấn Pripyat. Đó là lời tuyên bố rõ ràng của Bộ Năng lượng và Điện khí hóa Ukraine đối với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Ở đây, họ đang sở hữu 4 lò phản ứng RBMK – là thế hệ lò phản ứng hạt nhân thứ 2 và có công suất mạnh nhất thế giới bấy giờ. Các lò phản ứng RBMK được coi là đỉnh cao và niềm tự hào của công nghệ hạt nhân Xô Viết.

Được thiết kế và phát triển bởi các nhà khoa học ở Viện Kurchatov và Viện Nghiên cứu Phát triển Kỹ thuật Năng lượng (NIKIET), lò phản ứng RBMK có kích thước và sản lượng lớn gấp hàng chục lần các lò phản ứng của Phương Tây. Nó đã hiện thực hóa những mong muốn nóng vội của các nhà lãnh đạo Xô Viết thời kỳ đó:

Một thiết kế lò phản ứng hạt nhân công suất lớn, chế tạo đơn giản, dễ nhân rộng, bảo trì và vận hành cũng dễ dàng đến nỗi những thực tập sinh mới vào nhà máy cũng có thể làm việc được. Hơn thế nữa, RBMK có thể đốt được cả uranium tự nhiên, giá rẻ không cần làm giàu, nó được làm mát đơn giản bằng nước nhẹ, không cần đến nước nặng và điều điết phản ứng bằng than chì.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 26.

Đổi lại với tất cả những ưu điểm này là sự thiếu an toàn của nó, lò phản ứng RBMK có hệ số rỗng dương lớn nhất trong số tất cả các lò phản ứng hạt nhân từng được chế tạo. Khi lõi lò phản ứng nóng lên, đun sôi nước làm mát, nó sinh ra các bong bóng khí, làm giảm khả năng hấp thụ neutron của nước.

Điều này tạo ra vòng phản hồi tích cực, khiến neutron tích tụ gây ra phản ứng mạnh hơn. Phản ứng mạnh hơn bây giờ lại đun sôi nước làm mát, tạo ra bong bóng khí và cứ thế khiến phản ứng có thể rơi vào trạng thái không thể kiểm soát được.

Hệ số rỗng dương đặc biệt nguy hiểm khi lò RBMK chạy ở mức công suất thấp, đòi hỏi hệ thống điều khiển phải cực kỳ đáng tin cậy và nhân viên phòng điều khiển phải được đào tạo nghiêm ngặt về đặc thù của hệ thống. Nhưng cả hai yêu cầu này đã đều không được đáp ứng tại Chernobyl.

Viện Kurchatov và NIKIET đã đóng dấu mật vào các hồ sơ thiết kế của RBMK, giấu những sai sót thiết kế của nó để tuyên bố sự an toàn tuyệt đối của lò phản ứng. Họ nghĩ rằng chỉ cần họ tuân thủ chặt chẽ các quy định an toàn và quy trình vận hành, thì các lỗi thiết kế của RBMK sẽ được khỏa lấp.

Ngay cả Brukhanov, trong suốt 16 năm trên cương vị giám đốc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cũng tin rằng một lò phản ứng RBMK không bao giờ có thể phát nổ. Ông đã thiết kế một hầm trú ẩn ngăn bức xạ bên dưới trung tâm điều hành – nhưng chỉ để phòng cho trường hợp quân đội Mỹ tấn công và ném bom nhà máy.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 27.

Đó cũng là lý do tại sao sau những báo cáo đầu tiên về thảm họa năm 1986, không một ai từ Brukhanov xuống tới kỹ sư trưởng của Chernobyl, Nikoai Fomin và Anatoly Dyatlov phó kỹ sư trưởng trực tiếp vận hành nhà máy nghĩ rằng lò phản ứng của họ đã nổ và lõi của nó đã tan chảy – chỉ trừ chính những công nhân đã tận mắt trông thấy điều đó.

Về cơ bản, NIKIET và Viện Kurchatov đã đặt vào trong tay Brukhanov một bản thiết kế bom hẹn giờ và nói với ông ấy rằng chiếc đồng hồ sẽ không bao giờ đếm ngược được về 0. Nhưng tic tac từng phút một, nó giống như trò rullet Nga, nếu lò phản ứng ở Chernobyl không phát nổ, hẳn sẽ có một lò RBMK ở nơi khác vướng vào định mệnh ấy.

Và sẽ có một vị giám đốc khác phải chịu thay số phận cho Brukhanov, một đội cứu hoả khác phải đi vào hiểm địa và hàng chục ngàn người dân ở một thị trấn khác sẽ phải di tản.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 28.

Brukhanov bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại vào lúc 1 giờ 25 phút sáng. Những cuộc gọi từ nhà máy điện vào nửa đêm không phải chuyện gì quá bất thường. Valentina đã quen với điều đó nhưng khi cô liếc nhìn khuôn mặt của chồng lần này, nó cắt không còn một giọt máu. Brukhanov gác điện thoại, mặc đồ trong im lặng và ra khỏi nhà mà không nói bất kỳ một lời nào.

Vào khoảnh khắc ông lái xe tới nhà máy và nhìn vào ánh lửa âm ỉ cháy bên trong đống đổ nát của Lò phản ứng số 4 ở Chernobyl, Brukhanov biết chuyện tồi tệ đã xảy ra. Ông đá một mảnh than chì vỡ dưới đất và tự nhủ: "Mình sắp phải vào tù ngồi đến nơi rồi".

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 29.

Vụ nổ ở Chernobyl xảy ra vào lúc 1 giờ 23 phút sáng ngày 26 tháng 4 năm 1986, chỉ 2 phút trước khi chuông điện thoại reo lên trong căn hộ của Brukhanov. Các kỹ sư điều khiển Lò phản ứng số 4 khi đó đang cố gắng thực hiện một thử nghiệm an toàn phòng cho sự cố mất điện.

Như đã nói, các lò phản ứng RBMK của Liên Xô được thiết kế với hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn quanh lõi lò bơm bằng bơm điện. Lò phản ứng số 4 ở Chernobyl có 1.661 kênh nhiên liệu trong lõi, mỗi kênh yêu cầu một lưu lượng nước lên tới 28.000 lít/giờ chảy qua để ngăn không cho chúng bị nóng chảy.

Hệ thống bơm này vô cùng quan trọng, đến nỗi họ phải thiết kế tới 3 máy phát điện dự phòng chạy bằng diezel cho chúng. Nếu bơm không chạy đủ công suất, lõi lò nóng lên sẽ khiến các kênh nhiên liệu phóng xạ bị nóng chảy và rò rỉ vào nước. Nhiệt độ tiếp tục làm nóng bể nước, đun sôi nó và có thể tạo ra một vụ nổ bể hơi phát tán chất phóng xạ ra môi trường.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 30.

Vấn đề với sự cố mất điện là các máy phát bằng diezel phải mất tới hơn 1 phút từ khi khởi động đến khi đạt được công suất tối đa. Trong khoảng thời gian đó, bơm làm mát sẽ hoạt động dưới ngưỡng.

Các kỹ sư ở Chernobyl bây giờ muốn biết liệu họ có thể lấy chính nguồn điện từ tuabin hạt nhân để phát qua cho hệ thống bơm được hay không. Mặc dù tốc độ tuabin cũng giảm dần khi bị mất điện, nhưng tính toán cho thấy nó có thể cung cấp đủ điện năng để chạy các máy bơm trong 45 giây, giảm thời gian chờ đợi máy phát điện dự phòng khởi động xong.

Thử nghiệm với hệ thống điện của lò hạt nhân vốn dĩ rất đơn giản. Ở thời điểm đó, Chernobyl có toàn quyền tự chủ thực hiện. Kỹ sư trưởng của họ Fomin đã ký giấy và thử nghiệm dạng này không cần báo cáo cho cơ quan quản lý an toàn hạt nhân Liên Xô cũng như cơ quan thiết kế lò phản ứng NIKIET.

Nhưng đó chính là lỗ hổng trong quy trình, những người đặt ra thử nghiệm này không biết lò phản ứng có thể hoạt động bất thường khi chạy ở mức công suất thấp. Từ Brukhanov cho đến Fomin trở xuống, các nhà khoa học ở NIKIET đã giấu họ.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 32.

Trong đêm thảm hoạ xảy ra, cả Brukhanov và Fomin đều đang ngủ. Nhiệm vụ giám sát thí nghiệm được trao cho Anatoly Diatlov, phó kỹ sư trưởng tại Chernobyl và kip trực đêm gồm Aleksandr Akimov trưởng ca, Leonid Toptunov, một kỹ sư trẻ mới vào làm việc tại Chernobyl được 3 tháng điều khiển lò phản ứng.

Đầu tiên, thử nghiệm giả lập sự cố mất điện yêu cầu giảm công suất lò phản ứng xuống khoảng 700 MW. Nhưng vì sự sản sinh ra xenon-135, một sản phẩm phụ của quá trình phân hạch hấp thụ neutron, công suất của lò giảm quá mức xuống 30 MW. Để không làm tắt lò phản ứng, Diatlov đã ra lệnh rút dần thanh điều khiển ra khỏi lõi lò.

Có thể hiểu các thanh điều khiển này chính là hệ thống phanh hãm của lò phản ứng RBMK. Chúng được làm bằng Bo cacbua, một vật liệu hấp thụ neutron. Khi neutron sinh ra từ phản ứng phân hạch uranium bị thanh điều khiển hấp thụ, phản ứng dây chuyền sẽ bị phanh hãm lại do có ít neutron bắn phá uranium hơn.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 34.

Ngược lại, khi rút thanh điều khiển ra khỏi lò, phản ứng dây chuyền sẽ mạnh trở lại và công suất lò phản ứng số 4 khi đó đã được nâng lên mức 200 MW. Mặc dù đã rút hết các phanh hãm ra khỏi lõi, đây vẫn là một mức công suất quá thấp của lò RBMK, đưa nó vào tình trạng hoạt động không ổn định.

Do sự mất ổn định này chưa bao giờ được NIKIET nhắc tới, Diatlov, Akmov và Toptunov không biết họ đang vận hành một quả bom hẹn giờ. 1 giờ 23 phút sáng, họ bắt đầu tiến hành thử nghiệm với mức công suất thấp. Các máy bơm làm mát tuần hoàn bị ngắt điện và nối sang tua bin hạt nhân cũng đang chạy theo quán tính. Hệ thống máy phát diezel dự phòng được tự động bật lên.

Khi tua bin chạy theo quán tính, nó đã bị ngắt khỏi lò hơi khiến hơi nước tích tụ. Bơm làm mát không chạy ở công suất tối đa khiến nước làm mát nóng lên, tạo ra các bong bóng hơi làm hệ số rỗng của lò RBMK gia tăng. Nước làm mát không hấp thụ được thêm neutron làm tăng công suất lò phản ứng đẩy nó vào trạng thái cực kỳ mất ổn định.

Chuyện chưa kể về cha đẻ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Phần 1 - Người đi xây thiên đường nguyên tử - Ảnh 35.

1 giờ 23 phút 45 giây, nút AZ5 trong phòng điều khiển được nhấn để kích hoạt cơ chế bảo vệ lò phản ứng khẩn cấp. AZ5 giống như một hệ thống phanh khẩn cấp, nó sẽ nhúng toàn bộ các thanh điều khiển Bo cacbua trở lại lõi lò để hấp thụ neutron và dập tắt phản ứng.

AZ5 có trong quy trình tắt lò RBMK, và các nhà điều tra hiện vẫn không rõ tại sao nó lại được nhấn: Liệu một trong số Diatlov, Akmov và Toptunov đã nhận ra vấn đề và muốn tắt lò khẩn cấp hay họ chỉ đang tắt lò theo đúng kế hoạch sau khi nghĩ thí nghiệm đã hoàn thành? Hiện đó vẫn là một bí ẩn.

Nhưng có một điều chắc chắn, thay vì tắt lò phản ứng, AZ5 đã dẫn đến thảm họa. Các thanh điều khiển của lò RBMK được NIKIET thiết kế với có lõi chính làm bằng Bo cacbua, nhưng phần đầu của nó lại được làm bằng than chì. Khi đầu than chì được nhúng trở lại lõi lò, nó sẽ thay thế nước đang hấp thụ neutron nên đột ngột thúc đẩy phản ứng dây chuyền xảy ra mạnh hơn.

Trong khoảnh khắc tất cả các thanh điều khiển đi vào lõi lò phản ứng số 4 cùng lúc, nó đã khiến công suất lò tăng đột ngột, lên tới ngưỡng 30 GW, gấp 10 lần công suất hoạt động thông thường của nó.

Các thanh nhiên liệu uranium tan chảy, đun sôi nước làm mát thành hơi và khiến lò phản ứng phát nổ. Vụ nổ đã gây ra chấn động tương đương một trận động đất 2,5 độ Richter đánh thức người dân trong thị trấn Pripyat cách đó 3 km.

Trên tầng 4 của tòa nhà 13/34 nhìn ra Phố Kurchatov, điện thoại trong căn hộ của Brukhanov bắt đầu đổ chuông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại