Chuyện "bí mật" về thư viện bên hàng rào Hà Nội của nữ giảng viên 74 tuổi yêu sách, dị ứng với smartphone

Lê Bảo |

Nhìn người dân chăm chú đọc sách, khác xa với hình ảnh ngồi ôm những chiếc smartphone bà Dung cảm thấy mình vô cùng hạnh phúc. Đó cũng là động lực để bà tiếp tục với công việc “vác tù và hàng tổng” tại thư viện vỉa hè.

Từng nhặt sách báo cũ ở thùng rác mang về

Những năm cuối đời của người giảng viên già, bà Phạm Thị Huyền Dung (74 tuổi) lại bầu bạn với thư viện miễn phí tại vỉa hè tại phố Đặng Tiến Đông (Đống Đa - Hà Nội). 

"Cơ ngơi" của bà Dung là hàng nghìn cuốn sách báo đủ các thể loại được bà sưu tầm cũng như nhiều người gửi tặng trong suốt nhiều năm qua.

Video: Bà giáo già và ước nguyện bên thư viện sách miễn phí ở vỉa hè.

Bà Dung kể cách đây nhiều năm bản thân bà được biếu nhiều tờ báo để đọc hàng ngày. Đọc xong mà vứt đi hoặc sử dụng vào các công việc khác như nhóm lò, gói đồ… thì thấy quá phí bởi theo bà những bài báo, kiến thức quá bổ ích cho mọi người. 

Trong khi đó rất nhiều người dân lại không có báo hoặc không có điều kiện đọc nên bà nghĩ ra cách đặt những tờ báo cũ tại hàng rào Gò Đống Đa kèm theo tấm biển "Kính mời nhân dân đọc báo miễn phí".

Thấy sách báo bị vứt bỏ trong khi với bà Dung đó là những nguồn tri thức vô giá, trong nhiều năm bà Dung đã dựng lên góc đọc sách báo miễn phí. 

Dần dần, cái duyên gắn bó với tủ sách, thư viện sách miễn phí đến với bà lúc nào chẳng hay, tất cả đều xuất phát từ trái tim yêu tri thức, yêu văn hóa đọc cũng như giúp mọi người "tĩnh" hơn trong cuộc sống ồn ào đầy xô bồ, náo nhiệt...

Chuyện bí mật về thư viện bên hàng rào Hà Nội của nữ giảng viên 74 tuổi yêu sách, dị ứng với smartphone  - Ảnh 2.

Thư viện sách báo miễn phí của bà Phạm Thị Huyền Dung đã tồn tại hơn 1 năm qua tại vỉa hè Gò Đống Đa.

photo-1

Bà luôn thầm cảm ơn những người bạn, người em, các cháu sinh viên, các cụ hưu trí hoặc trẻ nhỏ là những người từng gắn bó với bà trong suốt những năm qua.

Sau khi bà Dung đặt chồng báo cũ kèm tấm biển trên thì nhiều người là xe ôm, lao động chân tay hay các cụ già xung quanh hay lui tới đọc cũng như tìm kiếm kiến thức lúc nhàn rỗi.

Cũng từ dạo đó, nhiều người thấy chồng báo của bà Dung khá ý nghĩa, thiết thực nên họ cũng đã mang sách báo cũ mang đến khu vực bà Dung đặt để mọi người cùng đọc cũng như làm đa dạng thêm nguồn thông tin.

"Đó là vào hồi đầu năm 2016, khi thấy tôi mang sách báo cũ đến đặt cùng tấm biển thì thấy nhiều người ủng hộ nên bản thân tôi thấy vui lắm. Nhiều người thấy thế nên cũng đã mang các cuốn truyện, sách thiếu nhi, báo tạp chí cũ mang đến. 

Dần dần số lượng sách báo cứ thế nhiều dần lên nên bản thân tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng", bà Dung chia sẻ.

Cũng từ dạo đó, hễ ai có sách báo cũ không dùng đến là bà lại xin và sưu tầm. "Nhìn những cuốn sách báo, cuốn truyện cũ bị vứt đi khiến tôi thấy vô cùng tiếc nuối, nên đã nhiều lần tự tay tôi ra thùng rác nhặt nhạnh những cuốn truyện, cuốn sách về đặt tại khu vực hàng rào để phục vụ người dân. 

Người ta nói, cũ người nhưng mới ta nên những cuốn sách ấy đối với nhiều người vẫn còn giá trị kiến thức", bà chia sẻ.

Chuyện bí mật về thư viện bên hàng rào Hà Nội của nữ giảng viên 74 tuổi yêu sách, dị ứng với smartphone  - Ảnh 4.

Bà Dung cho biết, thấy sách báo cũ vứt đi thấy tiếc vô cùng bởi trong đó là cả kho trí thức.

photo-3

Đầu năm 2017, bà được tạo điều kiện dành một góc vỉa hè cạnh Gò Đống Đa để dựng lên thư viện.
Chuyện bí mật về thư viện bên hàng rào Hà Nội của nữ giảng viên 74 tuổi yêu sách, dị ứng với smartphone  - Ảnh 6.

"Khi tôi dựng thư viện có rất nhiều người tài trợ sách báo cũ, cũng như những chiếc kệ sách, bạt hoặc ô che mưa nên tôi thấy vô cùng phấn khởi", bà nói.

Bà giáo già và nỗi dị ứng mang tên smartphone

Đến cuối năm 2016 số lượng sách báo do bà sưu tầm cũng như nhiều người dân đến tặng tăng lên đột biến, trong khi đó nơi đặt sách báo chỉ được che tạm bằng những chiếc áo mưa, bạt cũ.

"Lúc đó mỗi khi mưa bão tôi thấy xót ruột lắm bởi cả đống sách báo nằm ở vỉa hè không được che chắn kỹ, tôi thấy mình cần làm một việc gì đó để bảo vệ số sách báo cũng như có một không gian rộng hơn, thoáng hơn để nhân dân cùng đọc", bà Dung kể.

Nghĩ là làm, đầu năm 2017, sau khi bà Dung xin phép chính quyền, một thư viện đã được mở ngay tại vỉa hè trước cửa nhà, cạnh hàng rào Gò Đống Đa khiến bà vô cùng hạnh phúc.

Chuyện bí mật về thư viện bên hàng rào Hà Nội của nữ giảng viên 74 tuổi yêu sách, dị ứng với smartphone  - Ảnh 7.

Ban đầu thư viện chỉ là những cuốn báo, tạp chí cũ, truyện tranh...

photo-6

... nhưng sau đó sách đủ thể loại được gom về rất đa dạng.

photo-7

Không chỉ có sách dành cho thiếu nhi, sách văn học mà còn rất nhiều cuốn sách về kinh tế, toán học hay sách dạy kỹ năng làm giàu cũng được bà sưu tầm.

Nói về những ngày đầu khai trương thư viện vỉa hè, bà vui vẻ nói: "Những ngày đầu tôi nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều người yêu mến đọc sách báo lắm. 

Đặc biệt nhiều người đã giúp tôi tặng bạt, tặng giá sách, tặng ô che nắng che mưa, tặng sách để thực hiện nguyện vọng về một thư viện miễn phí".

Từ chỗ chỉ vài chục cuốn sách báo cũ, đến thời điểm hiện tại "cơ ngơi" của bà đã sở hữu hàng vạn cuốn sách báo đủ mọi lĩnh vực, ngành nghề.

"Nhiều người thấy việc làm của mình hay nên đến cuối đời họ đã tặng tôi hàng trăm cuốn sách mà cả đời họ tâm đắc bởi con cháu họ cũng không mặn mà lắm. 

Có người làm ở các nhà xuất bản, các đơn vị hoặc cả tác giả các cuốn sách cũng mang đến tặng cho thư viện khiến tôi vô cùng cảm động".

Chuyện bí mật về thư viện bên hàng rào Hà Nội của nữ giảng viên 74 tuổi yêu sách, dị ứng với smartphone  - Ảnh 10.

Phạm Thu Thủy (SV Đại học Công Đoàn) cho biết: "Gần như ngày nào sau giờ học trên lớp lại có mặt tại thư viện để đọc những cuốn sách hay, bổ ích cũng như giúp bà soạn lại sách báo một cách ngăn nắp, khoa học".

photo-9

Chuyện bí mật về thư viện bên hàng rào Hà Nội của nữ giảng viên 74 tuổi yêu sách, dị ứng với smartphone  - Ảnh 11.

Hàng ngày đều có nhiều đơn vị, tổ chức cũng như cá nhân tiếp tục ủng hộ thư viện sách báo miễn phí của bà Dung.

photo-11

Ông Lưu Tiến Phao - một độc giả thường xuyên của bà Dung cho hay: "Không còn gì ý nghĩa và hạnh phúc khi được đọc tất cả sách báo miễn phí tại đây. Chính vì vậy gần như ngày nào tôi cũng có mặt ở thư viện này để đọc sách báo, thậm chí hôm nào rảnh còn ngồi cả ngày ấy chứ".

photo-12

Một số kệ sách bà Dung còn phân loại theo mục lục nhằm tiện cho độc giả lựa chọn.

photo-13

Nữ giảng viên già tâm sự: "Được tạo cơ hội để thư viện hoạt động ở vỉa hè là mừng lắm rồi, thế nhưng giá như thư viện này được đặt ở một nơi có điều kiện tốt hơn tôi sẽ vô cùng hạnh phúc".

Cũng theo bà Dung, nhìn những đứa trẻ, học sinh – sinh viên say mê đọc sách, tìm hiểu kiến thức thấy bản thân càng phải cố gắng hơn nữa để phục vụ người dân: 

"Ở nhà cũng như ra đường đâu đâu tôi cũng thấy người dân từ trẻ nhỏ đến người lớn chăm chăm nhìn vào cái điện thoại chơi game, chơi Facebook, thậm chí đi xe máy người ta cũng cầm điện thoại khiến tôi dị ứng lắm. 

Chính vì vậy việc nhìn người dân khi đến với thư viện đã không còn đụng đến điện thoại khiến tôi vô cùng cảm động. Cuộc đời còn nhiều thứ ý nghĩa hơn là mất cái smartphone chứ?".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại