Chuột tác động đến ông Putin, Bắc Kinh và Nhà Trắng thế nào?

Nguyễn Tùng Dương |

Sự phản kháng mạnh mẽ của con chuột đã ám ảnh một trong những nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất thế giới hơn một thập kỷ qua: Tổng thống Nga Vladimir Putin. Từ những con chuột biến đổi gen, Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng trở thành cường quốc trong lĩnh vực Y - Sinh học sau 5 năm nữa. Trong khi đó, sự xuất hiện của những con chuột ở Nhà Trắng vô tình phơi bày thực tế: người Mỹ rất dễ bị tổn thương.

Tổng thống Nga và câu chuyện về một con chuột

Trong First Person, cuốn tiểu sử ngắn được xuất bản sau khi nhậm chức Tổng thống Nga năm 2000, ông Putin kể về quãng thời gian gia đình sống trong căn hộ tập thể tại một khu nghèo khó ở St. Petersburg.

“Ở đó, tôi đã học được một bài học về sự nhanh nhẹn và kiên nhẫn. Chuyện là thế này: Có một lũ chuột ở ngay lối vào, bạn bè và tôi đã quen với việc săn đuổi chúng bằng gậy. Một lần, tôi phát hiện một con chuột béo và đuổi nó cho đến khi dồn nó vào góc tường. Do không còn chỗ nào để chạy nữa, bỗng nhiên, nó quay lại và nhảy bổ vào tôi. Tôi ngạc nhiên và thực sự run sợ. Rồi con chuột đuổi theo tôi. Tôi nhảy qua cầu thang xuống đất. May mắn, tôi là người nhanh nhẹn và đã đóng sầm cửa trước mũi nó”.

Nhiều năm qua, hàng trăm bài báo trong và ngoài nước Nga nhắc đến câu chuyện con chuột như một cơ sở để hiểu về thế giới quan của Tổng thống Vladimir Putin. Theo cách hiểu này, nước Nga dưới thời ông Putin thường xuyên bị dồn vào góc tường trong các cuộc chơi địa – chính trị với những nước lớn, nhưng thay vì chấp nhận số phận, họ luôn ra đòn phản công dũng mãnh.

Suy nghĩ về một sinh vật yếu thế, bị dồn vào chân tường bỗng quay lại tấn công người hành hạ nó, như Tổng thống Putin thừa nhận, đã ám ảnh ông suốt cuộc đời. Việc người đứng đầu nước Nga tìm đến Judo, môn võ với phương châm “tá lực đả lực”, “dĩ nhu khắc cương”, dựa trên việc khai thác điểm yếu của đối thủ mạnh hơn, cũng xuất phát từ câu chuyện trên.

Suốt nhiều năm qua, hàng trăm bài báo trong và ngoài nước Nga nhắc đến câu chuyện con chuột như một cơ sở để hiểu về thế giới quan của Tổng thống Putin. Theo cách hiểu này, nước Nga dưới thời vị cựu sĩ quan tình báo KGB thường xuyên bị dồn vào góc tường trong các cuộc chơi địa – chính trị với những nước lớn, nhưng thay vì chấp nhận số phận, họ luôn ra đòn phản công dũng mãnh.

Trung Quốc thúc đẩy thị trường toàn cầu chuột biến đổi gen

Công ty Cyagen Bioscatics, trung tâm chuột thí nghiệm ở miền nam Trung Quốc, nơi tạo ra những con chuột được biến đổi gen có giá lên tới 17.000 USD/cặp, là minh chứng rõ nhất cho tham vọng và tầm nhìn của Bắc Kinh trong bối cảnh nhu cầu các loại chuột mẫu mang trong mình loại gen biến đổi có thể chống chọi với những căn bệnh nan y trên người đang tăng vọt trên thế giới. Đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình cũng muốn thúc đẩy Trung Quốc trở thành một cường quốc trong lĩnh vực Y - Sinh học vào năm 2025. Đây là lý do khiến Trung Quốc đang đi sâu nghiên cứu các loại thuốc và công nghệ di truyền.

Mục tiêu trước mắt của Trung Quốc là thúc đẩy một thị trường toàn cầu với các loại chuột biến đổi gen được dùng làm thí nghiệm. Dự báo, thị trường này sẽ tăng trưởng 7,5% mỗi năm và chạm mốc 1,59 tỷ USD vào năm 2022.

Công ty Cyagen Bioscatics đang nuôi khoảng 10.500 con chuột tại các cơ sở khác nhau ở ngoại ô Quảng Châu. Doanh nghiệp này cũng được Chính phủ Trung Quốc cho phép biến đổi một nhà máy ở Thượng Hải thành nơi nuôi dưỡng 100.000 con chuột phục vụ thí nghiệm.

Lance Han, người sáng lập kiêm Chủ tịch Cyagen Bioscatics, cho biết, những con chuột đắt giá nhất là loại chuột thuần hóa với một số gen bị thiếu hoặc bị biến đổi để có thể trở thành mẫu thí nghiệm nhằm thử nghiệm thuốc điều trị các bệnh từ tiểu đường đến ung thư tiền liệt tuyến.

Trên thực tế, các đơn vị như Cyagen Bioscatics là gạch nối quan trọng trong tham vọng liên kết Trung Quốc với các tập đoàn công nghệ y sinh đa quốc gia trên thế giới. Mới nhất là việc Cyagen Bioscatics được Charles River Laboratories International, nhà cung cấp động vật thí nghiệm lớn nhất thế giới, mời hợp tác với nhiệm vụ cung cấp chuột thí nghiệm cho các nhà nghiên cứu ở Mỹ.

Ngoài ra, chính sách phát triển khoa học cởi mở do Chính phủ Trung Quốc ban hành cũng khiến quốc gia này thu hút được đông đảo các chuyên gia Y –Sinh hàng đầu thế giới. Họ có thể tới Trung Quốc để dễ dàng hiện thực hóa các công trình nghiên cứu thay vì gặp hàng loạt rào cản nếu tiến hành ở châu Âu hoặc châu Mỹ.

Sự góp mặt của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thế giới cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tăng tốc trong lĩnh vực Y – Sinh học Trung Quốc, là động lực quan trọng để Trung Quốc có thể sớm đạt được tham vọng mà nước này theo đuổi, tăng cường khả năng kết nối, thậm chí, nếu cần thiết, sẵn sàng làm đối trọng với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Chuột ám ảnh Nhà Trắng

Ngày 1/10/2019, cuộc họp báo quan trọng ở Nhà Trắng bị gián đoạn sau khi một con chuột từ trên trần rơi trúng đùi phóng viên phụ trách Nhà Trắng của Đài NBC Peter Alexander. “Vị khách không mời” sau đó chạy trốn vào sau các bảng điện tử và gián tiếp gây ra tình trạng hỗn loạn ở một trong những nơi được xem là an toàn và trật tự nhất thế giới.

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bức ảnh ghi lại cảnh các nhà báo tập trung tại khu vực con chuột “hạ cánh” với những lời bình cho rằng đây là “Khoảnh khắc gây phấn khích nhất trong Nhà Trắng trong những tháng qua”.

Đáng chú ý, vụ việc con chuột diễn ra sau vài tháng Nhà Trắng từ chối tổ chức họp báo, viện dẫn lý do thái độ của các phóng viên tại các sự kiện này là không phù hợp.

“Lũ chuột gần như chiếm được tòa nhà nên cần đưa một người nuôi chồn đến đây để đuổi chúng. Lũ chuột đông đúc và liều lĩnh đến nỗi bò cả lên bàn”.Bà Caroline Harrison, phu nhân của ông Benjamin Harrison, Tổng thống thứ 23 của Mỹ

Theo lý giải của quyền Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, đây là công trình 200 tuổi và “nó tồn tại một số vấn đề do dấu vết của thời gian”, và rằng sự xuất hiện của một con chuột “là hệ quả của vấn đề đó”.

Truyền thông Mỹ chỉ ra rằng, khu vực báo chí tại văn phòng tổng thống trước đây từng xuất hiện chuột chết. Các phóng viên cũng được cảnh báo về chuột khi nhiệt độ ngoài trời giảm, chuột có xu hướng chui vào bên trong khu vực này để tránh lạnh. Bẫy chuột cũng thường được đặt ở khu vực này nhưng việc những con chuột xuất hiện giữa ban ngày hiếm khi xảy ra.

Bà Caroline Harrison, phu nhân của ông Benjamin Harrison, Tổng thống thứ 23 của Mỹ, từng gắt gỏng: “Lũ chuột gần như chiếm được tòa nhà nên cần đưa một người nuôi chồn đến đây để đuổi chúng. Lũ chuột đông đúc và liều lĩnh đến nỗi bò cả lên bàn”.

Năm 2017, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn cho rằng Nhà Trắng giống như “bãi rác thực sự” sau khi ông không ít lần giật mình nhìn thấy những con chuột chạy dọc hành lang Nhà Trắng.

Chuột không phải là chuyện mới mẻ ở Nhà Trắng. Điều này chứng tỏ đây thực sự là một vấn đề nan giải kéo dài nhiều năm của các đời Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Mỹ, nhưng đây cũng là phép ẩn dụ phổ biến mà các chính trị gia đối lập sử dụng khi đề cập đến chính quyền của tổng thống đương nhiệm.

Chuột tác động đến ông Putin, Bắc Kinh và Nhà Trắng thế nào? - Ảnh 2.

Một con chuột phơi mình ngoài sân Nhà Trắng

Chuột tác động đến ông Putin, Bắc Kinh và Nhà Trắng thế nào? - Ảnh 3.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (đạt huyền đai bát đẳng Judo) đang tham gia huấn luyện với thành viên đội tuyển Judo quốc gia Nga tại thành phố Sochi năm 2016

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại