"Chúng ta có thể thay đổi nguy cơ ung thư nếu thay đổi hành vi, thói quen hàng ngày"

BS Chuyên khoa II Trần Thị Anh Tường |

Trong bài tham luận trình bày tại Hội thảo, bác sĩ Trần Thị Anh Tường nêu rõ: Có 90% nguyên nhân gây ung thư ảnh hưởng từ yếu tố môi trường. Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi được nếu thay đổi hành vi, thói quen hàng ngày.

Chúng ta có thể thay đổi nguy cơ ung thư nếu thay đổi hành vi, thói quen hàng ngày - Ảnh 1.

Mở đầu bài tham luận "Thói quen ăn uống và bệnh ung thư có liên quan như thế nào?" tại Hội thảo "THỰC PHẨM SẠCH DÀNH CHO AI?" diễn ra sáng nay tại TP HCM bác sĩ Anh Tường nêu rõ nguyên nhân gây ra ung thư là sự phối hợp của nhiều yếu tố.

Có thể chia ra 2 yếu tố chính: Di truyền (gây ung thư vú, tinh hoàn…) và môi trường. Có 90% nguyên nhân gây ung thư ảnh hưởng từ yếu tố môi trường. Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi được nếu thay đổi hành vi, thói quen hàng ngày.

Về thực phẩm chúng ta đang tiêu thụ hàng ngày có thể chia ra 5 nhóm:

-Thực phẩm gây ung thư.

-Có thể gây ung thư.

-Có lẽ gây ung thư.

-Không có mối tương quan với ung thư.

-Không gây ung thư.

Rất khó nghiên cứu để kết luận một cơ thể bị ung thư do ăn thực phẩm nào? (một người không chỉ sống mà ăn chỉ một vài loại thức ăn), nhưng tới nay thế giới tìm được một số chất được khẳng định gây ra ung thư gồm:

- Nấm mốc ở các thực phẩm để lâu, nấm mốc được coi là nguyên nhân gây ung thư gan, truyền qua sữa mẹ tới con.

- Rượu và các chất có cồn gây ung thư thực quản, và nguy cơ ung thư tăng nếu liều lượng sử dụng nhiều.

- Thuốc lá cũng như rượu, ung thư từ thuốc là có thể là tất cả.

- Dioxin gây ra tất cả các loại ung thư trên cơ thể, đặc biệt da.

- Cá khô: Chất được sinh ra trong quá trình muối cá, gây ra ung thư vòm hầu, thực quản và dạ dày.

Chúng ta có thể thay đổi nguy cơ ung thư nếu thay đổi hành vi, thói quen hàng ngày - Ảnh 2.

Bác sĩ Trần Thị Anh Tường trình bày tham luận tại Hội thảo.

Hiện nay có một số thông tin như cà phê, đường ăn kiêng có thể gây ung thư hay không? Với nghiên cứu khoa học hiện nay chưa có nghiên cứu, bằng chứng cụ thể.

Chất phòng ngừa ung thư: Đây là những thực phẩm trong điều kiện thí nghiệm có hạn chế tế bào gây ung thư. Tuy nhiên, thí nghiệm trên người chưa có bằng chứng cụ thể. Vì thế nên hạn chế ở mức tiêu thụ vừa phải. Vì vậy không có nghĩa ăn các loại thực phẩm này thì sẽ không gây ung thư

Cuối bài tham luận, bác sĩ Anh Tường có đưa ra những khuyến cáo để phòng chống bệnh ung thư một cách hiệu quả:

- Thích nghi với cuộc sống năng vận động ( theo khảo sát: Tỉ lệ thập thể dục tại ngành y tế chưa tới 10%).

- Hạn chế thức uống có cồn.

- Từ bỏ thói quen không tốt.

- Duy trì cân nặng chuẩn: Cân bằng năng lượng ăn và tiêu thụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại