Bộ ảnh được công bố nhân dịp kỷ niệm 153 năm cố Tổng thống Abraham Lincoln chính thức đặt bút ký Tu chính án số 13 của Hiến pháp Mỹ thành luật, bãi bỏ hoàn toàn việc sở hữu nô lệ tại quốc gia này vào ngày 01/02/1865.
Trước đó hai năm, trong khi Nội chiến Hoa Kỳ đang diễn ra, Tổng thống Lincoln cũng cho ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ với nội dung công bố trả tự do cho toàn bộ nô lệ trong các tiểu bang thuộc kiểm soát của Liên minh miền Nam.
Và những tấm hình từ cách đây gần hai thế kỷ đã cho thấy cuộc sống khó khăn, thậm chí không khác gì chốn "địa ngục trần gian" mà tầng lớp này từng trải qua:
Họ bị buôn bán công khai, phải làm công việc cực nhọc là nhặt hạt bông vải ở các cánh đồng hoặc bị giới chủ nô đối xử vô cùng tàn tệ.
Tu chính án số 13 là điều sửa đổi duy nhất trong Hiến pháp Mỹ được ký thành luật bởi một Tổng thống đang tại nhiệm.
Theo lẽ thường, nó không cần được Tổng thống Mỹ ký thành luật, bởi mọi thứ đã được thông qua bởi cả lưỡng viện Quốc hội sau khi cuộc nội chiến giữa phe Liên minh miền Nam và phe Liên minh miền Bắc kết thúc.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc nội chiến này nằm ở mối xung đột lợi ích giữa khu vực miền Nam – nơi chủ yếu sử dụng lao động nô lệ tại các đồn điền với khu vực miền Bắc – nơi thiên về phát triển công nghiệp lại theo đường lối tiến bộ.
Trong một bài phát biểu vào năm 1864 khi cuộc nội chiến vẫn đang xảy ra, Tổng thống Lincoln đã nói: "Chế độ nô lệ được hình thành trên nền tảng bản chất ích kỷ của con người – ngược lại với điều đó là bản chất yêu chuộng sự công bằng.
Đồng thời, những thứ trái ngược này cũng tạo nên một sự đấu tranh vĩnh cửu, và khi gặp va chạm dữ dội - giống như việc chế định nô lệ đem tới thì xung đột bộc phát là điều không thể tránh khỏi.
Dẫu có thể xóa bỏ Thỏa ước Missouri, hay bất kỳ thỏa ước nào khác, hay Bản tuyên ngôn độc lập, hay toàn bộ lịch sử. Nhưng chúng ta chẳng thể nào xóa bỏ hoàn toàn bản chất cố hữu của con người".
Mỹ là một trong những quốc gia phương Tây cuối cùng xóa bỏ việc sở hữu nô lệ, và đoạn quá khứ đen tối này vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng người da màu tại xứ cờ hoa cho tới tận ngày nay.
Joseph Carpenter, một người theo đường lối xóa bỏ chế định nô lệ đứng bên cạnh một bé gái nô lệ da màu mới được giải phóng.