Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi

Tuyết Nhung |

Nằm ẩn sâu bên trong những cánh rừng nhiệt đới ở khu vực Trung và Tây Phi, có một bộ lạc hàng thế kỉ qua vẫn đang ngày đêm đấu tranh để sinh tồn.

Baka – bộ lạc người lùn ở châu Phi

Với vóc người thấp bé, chiều cao trung bình chỉ khoảng 150 cm, bộ lạc Baka - hay theo cách gọi trong tiếng Công Gô là Bayaka đã tạo ra cho mình một diện mạo vô cùng độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kì bộ lạc nào đang cùng sinh sống trong những cánh rừng tại châu Phi.

Giống như nhiều bộ lạc khác, người Baka chủ yếu sống nhờ vào săn bắt hái lượm, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 1.

Bộ lạc Baka sống chủ yếu trong những cánh rừng nhiệt đới ở châu Phi, đặc biệt là ở Cộng hòa Nam Phi.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 2.

Với vóc người nhỏ bé, chiều cao trung bình chỉ khoảng 150cm, người Baka được mệnh danh là "người lùn" của những cánh rừng ở châu Phi.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 3.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 4.

Bộ lạc Baka sống chủ yếu nhờ vào săn băt, hái lượm, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.

Chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã giúp người Baka hình thành một phong cách sống vô cùng độc đáo. Họ có thể sống rất hòa hợp với thiên nhiên, nhưng khi cần thiết họ vẫn đứng lên đấu tranh, chấp nhận thay đổi để bảo vệ sự sinh tồn của cả cộng đồng.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 5.

Chính thiên nhiên khắc nghiệt đã giúp bộ lạc Baka hình thành một phong cách sống vô cùng độc đáo.

Ngoài những giá trị về vật chất, người Baka còn sáng tạo ra những giá trị về tinh thần vô cùng độc đáo, trong đó đặc sắc nhất chính là âm nhạc.

Tháng 2/2016, Susan Schulman – nhiếp ảnh gia đồng thời là một nhà báo tự do, đã đến châu Phi, sinh sống cùng với bộ lạc Baka và đã tái hiện lại cuộc sống của họ dưới ống kính máy ảnh của mình.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 6.

Những đứa trẻ đang bắt chước thực hiện nghi lễ truyền thống của bộ lạc Baka. Theo đó, mỗi ngày người Baka đều phải thực hiện nghi lễ để cầu xin thần Bobee cho phép họ vào rừng săn bắt.

"Nơi sinh sống của họ được tính theo cánh rừng chứ không theo quốc gia. Những cộng đồng của họ nằm rải rác khắp 9 quốc gia ở châu Phi với diện tích lên đến 178 triệu hecta", nữ nhiếp ảnh gia cho biết.

Thức ăn hàng ngày của bộ lạc Baka bao gồm khỉ và linh dương xanh - một loài linh dương sinh sống rất nhiều trong nhưng khu rừng nhiệt đới ở châu Phi.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 7.

Thức ăn chính hàng ngày của người Baka là khỉ và linh dương xanh.

Louis Sarno – từ một bài hát đến tình yêu to lớn dành cho người Baka

Hứng thú của Schulman về bộ lạc Baka được bắt nguồn từ câu chuyện của Louis Sarno, một người đã dành 30 năm cuộc đời mình để sống cùng với người Baka trong một khu rừng nhiệt đới ở Cộng hòa Trung Phi, tiếp giáp với Cameroon và Cộng hòa Công Gô.

Dù chưa được đào tạo về y tế, nhưng Sarno lại đảm nhiệm vai trò là bác sĩ của cộng đồng. Ông luôn cố gắng tìm nguồn viện trợ về y tế cho những cộng đồng người ở đây.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 8.

Có đến 50% số trẻ của bộ lạc tử vong trước 5 tuổi.

Trong nhiều thập kỉ qua, Sarno đã giúp người Baka tìm được nhiều vật tư y tế quan trọng từ những tổ chức phi chính phủ (NGOs) ở địa phương dù rất ít khi liên hệ với bên ngoài.

Khi được hỏi tại sao lại chú trọng đến y tế như vậy, Sarno cho biết: "Ở Baka, có đến 50% trẻ em không thể sống quá 5 tuổi. Và nếu tôi bị buộc phải rời khỏi đây trong một năm, tôi sợ rằng điều đó lại tiếp tục xảy ra, lại có thêm nhiều người nữa phải chết".

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 9.

Những đứa trẻ thuộc bộ lạc Baka chơi ở phía trước "nhà".

Sarno hiện tại đã gần 60 trong khi tuổi thọ trung bình của cư dân trong bộ lạc nơi ông sinh sống chỉ khoảng 40 tuổi.

Ngoài là bác sĩ, ông còn đảm nhiện vai trò là giáo viên, luật sư, người phiên dịch, chuyên viên lưu trữ văn thư, nhà văn và thợ sửa chữa cho một cộng đồng khoảng 600 người Baka ở Yandoubé, gần khu vực Bayanga, Cộng hòa Trung Phi.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 10.

Tuổi thọ trung bình của người Baka chỉ khoảng 40 tuổi.

Theo hồ sơ lưu trữ của tạp chí Newsweek 2015, Sarno sinh năm năm 1954, là thế hệ thứ hai của một gia đình nhập cư Ý. Ông còn là một nhà nghiên cứu âm nhạc.

"Lúc nhỏ, nơi tôi sống có một khu vui chơi với hàng rào bao quanh. Tôi đã từng nghĩ những miếng gỗ nhỏ trên hàng rào chính là những khu rừng nhiệt đới.

Và chính chúng đã truyền cảm hứng cho tôi. Nó chính là một phần quan trọng đã đưa tôi đến với niềm đam mê nghiên cứu về những cánh rừng nhiệt đới", Sarno nói.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 11.

Louis Sarno - người dành trọn 30 năm cuộc đời mình để cống hiến cho bộ lạc Baka.

Sau khi nghe thấy thứ âm nhạc đầy mê hoặc đến từ những bộ lạc được phát trên radio, Sarno đã đi vào rừng để tìm kiếm những bộ lạc ấy và đây là bước đi đầu tiên trong hành trình đến với các bộ lạc của ông.

Tâm sự với Newsweek, Sarno nói ông không đến để tìm hiểu đời sống của họ mà chỉ đến để thu nhạc. Nhưng rồi, ông yêu rừng rậm và đã dành cả tình yêu của mình cho người Baka. 

"Tôi chỉ cố gắng tìm kiếm một cuộc sống mà bản thân mong muốn và tôi đã tìm thấy", ông Sarno chia sẻ.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 12.

Âm nhạc của người Baka vô cùng độc đáo và đầy mê hoặc.

Hồi kí Songs From the Forest – My Life Amonth the Ba-Benjiellé Pygmies (tạm dịch: Những bài hát từ rừng rậm – Cuộc sống của tôi giữa những người lùn ở Ba-Benjiellé) xuất bản năm 1993 của ông được mở đầu với dòng chữ "Tôi đã bị cuốn vào tình yêu với châu Phi bởi một bài hát."

Âm nhạc của người Baka – độc đáo và đầy mê hoặc

Âm nhạc của người Baka được tạo ra thông qua sự biến đổi tông giọng từ trầm sang kim. Trong đó, những âm thanh tự nhiên của rừng rậm đóng vai trò là bảng xướng âm cho những người đàn ông và phụ nữ bắt đầu những bài hát trong dùng trong các dịp lễ.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 13.

Những âm thanh tự nhiên của rừng rậm chính là bảng xướng âm cho người Baka cất cao tiếng hát.

Schulman từng kinh ngạc thốt lên rằng "Không thể tin nổi âm nhạc đa tầng được tạo ra chỉ với 40 giọng nữ và tiếng trống vang lên từ những chiếc thùng nhựa được 4 người đàn ông đánh lên. Tôi chưa bao giờ nghe được bất cứ thứ gì giống như thế trước đó. Thật kì diệu."

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 14.

Bộ lạc Baka thường bắt đầu một cuộc đi săn bằng một bài hát để cầu xin thần Bobee - vị thần rừng luôn ban phước lành cho người Baka.

Âm nhạc với những giai điệu như thôi miên lòng người này thường giữ vai trò là một khúc dạo mở đầu cho một cuộc đi săn. Người Baka cất tiếng hát để dâng tặng thần rừng Bobee, xin thần cho phép họ được săn bắn vào ngày hôm sau.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 15.

Mặc trên người bộ quần áo làm từ lá cây, cất cao tiếng hát, thần linh sẽ cho phép bộ lạc Baka được vào rừng săn bắt

Mặc vào người những bộ đồ được làm từ lá cây, cất cao giọng hát, "thần linh" sẽ cho phép bộ lạc được săn bắt và ban phước cho những người tham gia vào cuộc đi săn.

Khi những giá trị truyền thống đang dần bị mai một

Xã hội ngày càng có nhiều biến đổi, kéo theo đó là những vấn nạn về con người và môi trường. Người Baka dù sống ở nơi sâu thẳm của rừng rậm, ít liên hệ với bên ngoài nhưng vẫn không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ quá trình này.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 16.

Lối sống truyền thống của bộ lạc Baka đang dần bị biến đổi

Thời gian gần đây, với sự gia tăng của nạn săn bắt trộm và khai thác gỗ trái phép, số lượng động vật trong những cánh rừng ở châu Phi đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Và người Baka sống hoàn toàn vào thiên nhiên phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn thức ăn.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 17.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 18.

Tài nguyên của những khu rừng rậm ở châu Phi đang bị tan phá nghiêm trọng do nạn săn bắt trộm và khai thác gỗ trái phép, tương lai của bộ lạc Baka rồi sẽ đi về đâu vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngõ.

Susan nói: "Những tay săn bắt trộm thường hành động vào ban đêm, dùng đèn pin chiếu vào động vật làm con vật choáng váng, không thể cử động, sau đó hạ gục chúng bằng một phát súng. Lưới và giáo mác của người Baka không thể cạnh tranh nổi.

Khai thác gỗ và săn bắt trộm đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng, đẩy cuộc sống của người Baka đến bên bờ vực thẳm".

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 19.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 20.

Lưới và giáo mác của người Baka không thể so bì được với súng và nhiều công cụ hiện đại của bọn săn trộm.

Nhiều người trong nhóm săn trộm là người của bộ lạc Bantu ở vùng lân cận – bộ lạc chiếm tỉ lệ dân số đông nhất trong khu vực, đồng thời cũng là bộ lạc từng có một thời quá khứ đầy sóng gió với người Baka.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 21.

Nhiều thành viên trong nhóm săn trộm là người của bộ lạc Bantu

Trong lịch sử, do tầm vóc nhỏ bé nên người Baka thường xuyên bị người Bantu xem là nhóm người hạ tiện và thường bị bắt làm nô lệ.

Trong nhiều thập kỉ qua, dù mối quan hệ giữa hai bộ lạc đã có nhiều cải thiện nhưng sự phân biệt đối xử với người Baka vẫn tồn tại.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 22.

Mối quan hệ giữa 2 bộ lạc Baka và Bantu đã được cải thiện nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc với người Baka vẫn còn tồn tại.

Khi nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm, cuộc sống theo lối truyền thống ngày càng trở nên khó khăn hơn, những thế hệ trẻ buộc phải ra thị trấn hay thành phố để tìm việc làm. Nhưng trớ trêu thay, đa số những nơi này đều thuộc phạm vi cai quản của người Bantu.

"Thế hệ trẻ đang dần bị thay đổi. Khi số lượng động vật hoang dã để duy trì cuộc sống ngày càng cạn kiêt thì cơ hội để những người trẻ sống theo lối sống truyền thống ngày càng mất dần đi.

So với việc phải tìm thấy cái ăn để có thể tiếp tục sinh tồn thì việc giữ gìn những giá trị truyền thống lại trở nên không còn quan trọng nữa.

Công việc thỉnh thoảng mới có một lần và đều do người Bantu tạo ra. Họ thường đề nghị thuê những bụi rậm để săn bắn trong 5 ngày với món tiền ít ỏi chỉ 1 USD nhưng thông thường họ sẽ không trả đồng nào cả", Schulman nói.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 23.

Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nhiều thanh niên trong bộ lạc phải bỏ ra thị trấn hoặc thành phố để tìm việc làm mưu sinh.

Chùm ảnh: Bên trong bộ lạc có đến 50% trẻ em không thể sống qua 5 tuổi ở châu Phi - Ảnh 24.

So với việc phải giữ gìn lối sống truyền thống, giờ đây đối với người Baka việc tìm được cái ăn để tiếp tục sinh tồn mới là vấn đề bức thiết, cần phải quan tâm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại