Chưa rõ lụa Khaisilk "100% tơ tằm" đúng hay sai, nhưng đây là cách tạo ra tơ tằm thứ thiệt

LazyLynx |

Chuyện lụa Khaisilk mác Việt Nam gốc Trung Quốc đang là mối quan tâm hàng đầu của dư luận hiện nay. Có một câu hỏi thú vị là, lụa "thứ thiệt" 100% tơ tằm được tạo ra thế nào?

Sau khi lô 60 sản phẩm khăn thương hiệu Khaisilk bị phát hiện dòng chữ "made in China", đại diện cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai khẳng định trên báo chí chất liệu khăn làm từ 100% lụa tơ tằm.

Cách giải thích này có thể gây hiểu nhầm rằng những sản phẩm đó là "lụa tơ tằm nguyên chất, 100% thành phần là tơ tằm". Đương nhiên, vào lúc này, điều đó có chính xác hay không thì chưa thể khẳng định và tin tưởng, phải chờ cơ quan chức năng vào cuộc, kết luận.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cung cấp cho độc giả câu chuyện thú vị về lịch sử ra đời và quy trình làm lụa tơ tằm "thứ thiệt" - từ xưa tới nay.

----------------------

Tất cả bắt đầu với con tằm. Sâu tằm chính là con của bướm tằm, và nó có tên như vậy vì lá dâu tằm là món ăn sở thích.

Loại sâu tằm thường được dùng trong quy trình sản xuất tơ tằm là Bombyx mori. Sâu tằm nhả tơ từ miệng và dùng tơ này tạo thành vỏ kén bao bọc quanh người. Cả quá trình đó mất khoảng 72 giờ đồng hồ.

Mỗi con tằm sẽ tạo ra khoảng 500 đến 1200 sợi tơ trong suốt quá trình này. Mỗi con tằm có thể tạo ra sợi tơ dài khoảng 1000m.

Tơ tằm được người Trung Quốc xưa sử dụng đầu tiên. Quá trình lấy tơ và dệt lụa một thời là công nghệ bí truyền.

Theo truyện xưa, hoàng hậu của Hiên viên Hoàng đế phát hiện ra cách dệt lụa khoảng năm 2700 trước công nguyên. Khi bà uống trà, kén tằm rơi vào chén và khi bào kéo ra thì sợi tơ cuốn theo tay...

Những người đem giống tằm hoặc cách thức làm lụa ra khỏi Trung Quốc sẽ chịu án tử hình. Tuy nhiên, bí mật này cuối cùng cũng bị lộ và các nước khác cũng có được công nghệ sản xuất tơ tằm của riêng mình.

photo-1

Truyền thuyết về hoàng hậu kéo tơ (Ảnh:ancient origins)

Nhìn chung, quy trình cổ điển bắt đầu với việc cho trứng tằm vào ấp. Sau khi nở, sâu tằm được nuôi bằng lá dâu tằm. Sau khoảng sáu tuần, lũ sâu bắt đầu dấu hiệu nhả tơ.

Một khi quá trình nhả tơ tạo kén hoàn thành, nông dân bắt đầu lấy kén để kéo tơ. Tùy thuộc yêu cầu từng nơi, con sâu tằm có thể được lấy ra để lớn thành bướm hoặc được thu hoạch làm thực phẩm.

photo-2

Sâu tằm làm kén (Ảnh: albindia)

Từng chiếc kén được ngâm trong nước ấm để làm mềm sợi tơ và chất kết dính. Quá trình tách sợi bắt đầu, từng sợi tơ được bóc tách ra khỏi kén và cuốn vào thành từng cuộn. Sau đó, các cuộn tơ được nối, kéo thành sợi dài và có thể được nhuộm theo yêu cầu.

Trung Quốc hiện nay sản xuất khoảng 58.000 tấn tơ tằm mỗi năm, chiếm 74% sản lượng toàn cầu.

Mỗi năm, nền công nghiệp tơ tằm cần khoảng 10 tỉ con tằm. Để đáp ứng nhu cầu này, người ta nuôi sâu tằm theo quy trình riêng chứ không thu hoạch trong tự nhiên như ngày xưa. Mỗi con bướm tằm đẻ khoảng 300 đến 400 trứng trước khi chết.

Chưa rõ lụa Khaisilk 100% tơ tằm đúng hay sai, nhưng đây là cách tạo ra tơ tằm thứ thiệt - Ảnh 4.

Làm mềm bằng nước nóng khi kéo tơ từ kén tằm (Ảnh: tripadvisor)

Xem video:

Lụa tơ tằm được tạo thành nhờ loại sâu này. Nguồn: Vox

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại