Việc Bộ trưởng Tư pháp Malaysia từ chối rút lại cáo buộc giết người đối với công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương, không đưa ra bất kỳ lý do nào trong khi nghi phạm Indonesia được thả là rất "khó tưởng tượng", Chủ tịch cơ quan pháp lý Đảng Hành động dân chủ (DAP) Ramkarpal Singh lên tiếng sau phiên đối chất của Đoàn Thị Hương ngày 14/3.
Ông Singh cho biết quyết định này cũng đặt ra câu hỏi về quyền hạn của Bộ trưởng Tư pháp.
Nghị sỹ Malaysia (ảnh nhỏ) chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp vì không rút cáo buộc với Đoàn Thị Hương. (Ảnh: NSTP/SADDAM YUSOFF)
"Rõ ràng là Bộ trưởng có quyền ngừng các vụ kiện chống lại Siti Aisyah theo cách ông ta đã làm nhưng tại sao ông ta không làm điều tương tự trong trường hợp của Đoàn (Thị Hương)? Cả Đoàn và Siti Aisyah đều bị buộc tội cùng nhau. Đoàn có quyền yêu cầu được đối xử theo cách Siti Aisyah đã được đối xử vì cô có quyền bình đẳng và được pháp luật bảo vệ" - nghị sỹ nói.
Ông Singh nói thêm: "Vì Bộ trưởng Tư pháp không đưa ra lý do cho quyết định của mình, Đoàn sẽ không bao giờ biết tại sao cô lại bị đối xử khác với Siti Aisyah. Nếu cô ấy bị kết án, cô ấy sẽ luôn tự hỏi liệu Siti Aisyah có phạm tội như vậy hay không.
Trong những trường hợp như thế này, quyết định của Bộ trưởng Tư pháp nên được đặt dấu hỏi, đặc biệt là khi mạng sống một người đang bị đe dọa", ông nói trong một tuyên bố.
Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah bị bắt giam với cáo buộc cùng với 4 nghi phạm người Triều Tiên, giết người đàn ông có hộ chiếu Triều Tiên mang tên Kim Chol vào ngày 13/2/2017. Bốn nghi phạm còn lại đã bỏ trốn khỏi Malaysia.
Nghị sỹ cho rằng việc hai người phụ nữ bị buộc tội cho thấy công tố tin rằng họ có đủ bằng chứng chống lại các bị cáo. Hơn nữa, thẩm phán xét xử đã gọi cả hai ra bào chữa sau khi công tố thành công đưa ra nhận định đầu tiên, cho rằng có đủ bằng chứng chứng minh các chi tiết phạm tội. "Điều này có nghĩa tòa án đưa ra quan điểm rằng nếu Đoàn và Siti Aisyah giữ im lặng trong quá trình biện hộ, họ sẽ bị kết án giết người được cho là Jong-nam dựa trên các bằng chứng được đưa ra bởi công tố."
Nghị sĩ nói thêm: "Theo các thông tin, Bộ trưởng Tư pháp Malaysia đã từ bỏ buộc tội theo yêu cầu của Bộ trưởng Tư pháp Indonesia, Yasonna Laoly, trên cơ sở cho rằng Triều Tiên chịu trách nhiệm về vụ giết người. Nếu tình huống là như vậy, tại sao Bộ trưởng Malaysia lại buộc tội Siti Aisyah ngay từ đầu?"
Ông Singh cho rằng cáo buộc chống lại Đoàn Thị Hương phải được loại bỏ giống như với Siti Aisyah, nếu Bộ trưởng Tư pháp thực sự có quan điểm rằng Triều Tiên liên quan đến vụ giết người.
"Đem Đoàn ra tiếp tục truy tố mà không phải người cùng bị buộc tội như cô ấy, đặc biệt là với một vụ có nhận định đầu tiên chống lại cả hai người, một cách tôn trọng mà nói, vẫn là một quyết định chưa từng có và thật đáng tiếc."