Chủ động mời Trung Quốc tham gia nhưng lại 3 lần từ chối, láng giềng Việt Nam quay xe chốt công nghệ Nhật cho siêu dự án 15 tỷ USD

Minh Tiến |

Láng giềng Việt Nam chốt công nghệ Nhật cho siêu đường sắt dài 147,2 km trị giá 15,6 tỷ USD.

Chủ động mời Trung Quốc tham gia nhưng lại 3 lần từ chối, láng giềng Việt Nam quay xe chốt công nghệ Nhật cho siêu dự án 15 tỷ USD - Ảnh 1.

Năm 2016, Philippines liên tục kêu gọi Trung Quốc đầu tư hạ tâng giao thông tại nước này. Thậm chí, Philippines chỉ yêu cầu Trung Quốc xây đường sắt như những gì Trung Quốc đã làm cho châu Phi, theo Tân Hoa xã. Không chỉ vậy, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle tại Manila từng nhận định: “Trung Quốc như đối tác quan trọng trong phát triển quốc gia, đặc biệt ở lĩnh vực đầu tư hạ tầng”.

Tuy nhiên, đến năm 2019, Philippines chính thức khởi động dự án đường sắt Bắc – Nam (NSCR) nối liền tỉnh Pampanga ở Trung Luzon, phía tây bắc Manila và tỉnh Laguna nằm ở vùng Calabarzon ở Luzon. Mạng lưới NSCR bao gồm hai tuyến (thành phần phía bắc và phía nam).

Giai đoạn đầu tiên của dự án – PNR Clark (91 km) – được chia thành hai phần với PNR Clark 1 dài 38 km giữa Tutuban và Malolos và phần Malolos – Clark dài 53 km. Giai đoạn này sẽ đảm bảo kết nối giữa ga Tutuban ở Manila và ga New Clark City với một nhánh đến Sân bay quốc tế Clark. PNR Calaba là giai đoạn thứ hai của dự án NSCR bao gồm phần phía nam dài 53 km của tuyến chạy từ ga Solis đến Calamba, ở Laguna.

Hệ thống đường sắt đi lại Bắc - Nam Philippines dài 147,2 km và 36 nhà ga dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2029, cung cấp kết nối giao thông từ Sân bay quốc tế Clark ở Pampanga đến Calamba ở Laguna. Thời gian di chuyển sẽ được rút ngắn hơn 2 giờ so với hiện tại là 4 giờ 30 phút. NSCR được thiết kế với sức chứa 800.000 hành khách mỗi ngày. Trong quá trình xây dựng, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 110.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp.

Đáng chú ý, khi khởi động dự án, rất nhiêu quốc gia có công nghệ đường sắt tiên tiến đều muốn tham gia dự án này, kể cả Trung Quốc. Giai đoạn 2018-2021, Trung Quốc đã 2 lần ngỏ ý tham gia dự án này, tuy nhiên các cuộc thảo luận không đạt được thỏa thuận cuối cùng vì các điều kiện tài chính không hấp dẫn. Đến năm 2022, Philippines tiếp tục từ chối Trung Quốc tham gia một phần dự án này.

Cuối cùng, Philippines quyết định chốt công nghệ chủ đạo của toàn tuyến đường sắt Bắc – Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Tờ Railway Pro cho biết, Philippines tin tưởng vào chất lượng xây dựng của Nhật Bản hơn, đặc biệt trong các dự án đường sắt. Nhật Bản có kinh nghiệm lâu đời trong việc xây dựng các hệ thống đường sắt hiện đại và hiệu quả.

Theo Philippines Resource, trong dự án đường sắt Bắc - Nam tại Philippines, công nghệ số trong xây dựng cũng được ứng dụng mạnh mẽ để tối ưu hóa quy trình thi công và nâng cao hiệu quả quản lý dự án. Một trong những công nghệ quan trọng là Building Information Modeling (BIM), công nghệ giúp mô phỏng và quản lý thông tin xây dựng qua mô hình 3D. BIM giúp các kỹ sư và nhà thầu có thể theo dõi tiến độ, đánh giá các yếu tố kỹ thuật, đồng thời dễ dàng phát hiện và sửa chữa sự cố trong quá trình xây dựng.

Ngoài ra, dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được sử dụng trong việc phân tích hiệu quả sử dụng tài nguyên, giám sát tình trạng công trình theo thời gian thực, và tối ưu hóa các quyết định quản lý. Công nghệ này cho phép các nhà quản lý dự án nắm bắt các dữ liệu quan trọng, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời trong quá trình thi công.

Công nghệ IoT (Internet of Things) trong các thiết bị giám sát công trình và các phương tiện xây dựng cũng giúp thu thập dữ liệu về tình trạng công trình, như độ ẩm, nhiệt độ, và sự chuyển động của các cấu trúc, từ đó dự báo được các vấn đề có thể phát sinh

Theo Railway Technology, dự án này cũng sử dụng các công nghệ số hiện đại từ Nhật Bản để tối ưu hóa vận hành và dịch vụ cho hành khách. Một trong những công nghệ nổi bật là hệ thống thông tin liên lạc và thu phí tự động do NEC Corporation cung cấp.

Các hệ thống này bao gồm: Hệ thống liên lạc thông minh bao gồm cơ sở hạ tầng mạng, hệ thống phát thanh cho các ga tàu và các camera giám sát để đảm bảo an ninh tại các ga. Hệ thống thu phí tự động (AFC), cung cấp hệ thống trung tâm quản lý thanh toán và quản lý thẻ thông minh cho hành khách, giúp tự động hóa việc thu phí và quản lý vé.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại