Đầu năm 2021, vụ báo án mất tích của một phụ nữ 25 tuổi ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã khiến dư luận nước này xôn xao. Theo thông tin từ chồng của người phụ nữ này, cả hai đã kết hôn được 12 năm và có 4 người con, tình cảm mặn nồng, nhưng người vợ lại đột nhiên bặt vô âm tín trong vòng 9 tháng.
Tháng 6/2020, người phụ nữ họ Ngô mua vé đi Nam Xương (thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) và không để tại bất kì tin tức nào. Sau khi không liên lạc được với vợ, anh Yết - chồng chị - đã gọi cảnh sát báo vợ mất tích. Anh Yết luôn cho rằng cuộc hôn nhân của mình rất hạnh phúc và nguyên nhân của việc mất tích là do vợ anh đã bị lừa hoặc bắt cóc.
Hình ảnh liên quan đến cuộc sống gia đình chị Ngô. Ảnh: 163.com
Cảnh sát cho rằng vụ việc không đơn giản. Chị Ngô mất tích khi 25 tuổi nhưng đã kết hôn được 12 năm, nghĩa là chị đã kết hôn từ năm 13 tuổi. Họ có 4 người con, trong đó con gái lớn năm nay đã 8 tuổi, như vậy chị sinh con vào năm 17 tuổi và thời điểm phát sinh quan hệ chưa đủ 18 tuổi.
Những thông tin trên cho biết, lúc hai người gặp gỡ, chị Ngô mới chỉ 15 tuổi trong khi anh Yết đã hơn 30, điều này dấy lên nghi án xâm hại tình dục trẻ vị thành niên.
Điều tra thêm, cảnh sát phát hiện chị Ngô chỉ là một người nhẹ dạ cả tin, kết hôn ở độ tuổi 13 khi vẫn non nớt trong suy nghĩ và thiếu kiến thức sinh sản. \
Chị không chỉ là nạn nhân của nạn tảo hôn mà còn là nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ vị thành niên.
Không phải trường hợp duy nhất...
Điều đáng sợ hơn nữa là trong xã hội hiện tại, có những âm mưu “nuôi vợ từ nhỏ”, thậm chí còn đã phát triển thành một hệ thống
Bộ phim truyền hình Trung Quốc “Tên của anh, họ của em” (tên gốc: 你的名字我的姓氏) có tình tiết nam chính 26 tuổi nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi 10 tuổi. Anh vừa làm cha, vừa làm mẹ, làm cả…chồng cô bé sau khi nuôi cô bé lớn khôn. Đây có thể là một câu chuyện tình cảm ngọt ngào trên phim ảnh, nhưng trên thực tế liệu điều này có thật sự bình thường?
Poster bộ phim “Tên của anh, họ của em” (tên gốc: 你的名字我的姓氏). Ảnh: Baidu
Những “nàng dâu bé” trong thực tế hoàn toàn không có cơ hội cảm nhận hơi ấm gia đình mà chỉ có sự tổn thương và tủi nhục.
Truyền thông Trung Quốc từng rúng động vì trường hợp của thiếu nữ tên Mã Phán Diễm đến từ Trùng Khánh - người đã bị bán làm vợ ở tuổi 12, bị cưỡng hiếp năm 13 tuổi và phải sinh con ở tuổi 14. Cô đã phải bỏ chạy đến 5 lần mới có thể tìm được đường sống.
Một cô gái khác là Trần Thọ Phần bị bán đi tận 3 lần, mỗi lần li hôn cô đều phải đền 30.000 tệ để “chuộc thân”, một mức giá hoàn toàn phi lí.
Những cô dâu bị đánh chết, khủng bố, hành hạ đều bị đối xử một cách qua loa, gia đình của chính họ cũng không ai quan tâm. Những cô gái bị coi như một món hàng từ khi họ còn nhỏ, họ là hình ảnh thu nhỏ của hàng triệu phụ nữ là nạn nhân của nạn buôn bán.
Nguyên nhân do đâu?
Bi kịch bắt nguồn từ quan niệm trọng nam kinh nữ lạc hậu, họ chỉ nhìn thấy giá trị của phụ nữ ở việc sinh con. Ngoài ra, việc mất cân bằng nam nữ, nhất là chênh lệch nam nữ ở những địa phương nghèo - nơi mà nam giới khó lấy vợ cũng là một nguyên nhân.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2021 của Cục Thống kê Trung Quốc, số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới là 30 triệu người, từ đó có thể thấy áp lực của việc lấy vợ của đàn ông Trung Quốc.
Để không phải cô độc cả đời, họ chỉ có thể thông qua việc mua bán phụ nữ để lấy vợ. Phụ nữ bị coi như một “máy đẻ” mà tiền bạc có thể mua được, bị kịch cứ thế mà tiếp diễn.
Tại một số khu vực ở Cam Túc (Trung Quốc) còn xuất hiện các “chợ người” công khai hoạt động mua bán phụ nữ.
Sản phẩm của xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại trong nền văn minh hiện đại, đây là vấn nạn của xã hội và là bi kịch của phụ nữ đương thời.
Những người phụ nữ bị bán. Ảnh: 163.com
Tháng 4/2021, trang báo Sohu từng đưa tin về cô gái Hà Thành Tuệ (20 tuổi) bị bọn buôn người bắt cóc và bán cho một người đàn ông chỉ với giá 120 tệ trong ngày đầu tiên đăng ký vào đại học.
Cô gái đã bị xích vào chuồng lợn, bị tra tấn đến mức mất đi ý thức và bản năng sinh tồn. Mãi đến 17 năm sau, một phóng viên mới tìm được cô, cha cô gái không thể nhận ra đứa con ngay trước mặt mình. Cô hốc hác, tinh thần bất ổn, chỉ nằm trên sàn nhà và nhìn cha như một người xa lạ.
Dù đã bước sang thế kỉ 21, phụ nữ vẫn cần đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng. Ngoài sự giúp đỡ bên ngoài, bản thân mỗi người phụ nữ cũng phải biết cách phản kháng và tạo nên giá trị của riêng mình. Hi vọng câu chuyện về cuộc đời của những nàng dâu nói trên sẽ mãi chỉ là tư liệu của lịch sử.