Chịu vất vả hơn để cuối đời thong dong hay 'gánh nước' cả đời? Hơn thua nhau ở cách nghĩ, bài học thâm thuý đáng giá hơn vàng, người hiểu thấu chắc chắn sẽ không nghèo

Hoàng Lan |

Câu chuyện đơn giản nhưng bài học thì thâm thúy, khiến bất kỳ ai đọc và suy ngẫm để hiểu ra cách để đổi đời.

1.

Có hai vị hòa thượng sống ở cạnh nhau, gọi là cạnh nhau là hai ngọn núi cạnh nhau. Họ sống trong hai ngôi chùa trên hai ngọn núi liền nhau. Giữa hai ngọn núi này có một dòng suối, vì vậy hai vị hòa thượng mỗi ngày sẽ cùng xuống núi lấy nước ở con suối, lâu dần hai người trở thành những người bạn tốt của nhau.

Thời gian cứ thế trôi qua, mỗi ngày đều gánh nước như vậy không biết từ lúc nào đã được 5 năm rồi. Bỗng có một ngày vị hòa thượng ở dãy núi bên trái không thấy xuống núi gánh nước nữa, vị hòa thượng ở dãy núi bên phải nghĩ thầm rằng: "Ông ấy lẽ nào lại ngủ quên rồi" ông cũng không nghĩ ngợi gì nữa.

Không hiểu sao ngày thứ hai, vị hòa thượng bên trái vẫn không xuống lấy nước, ngày thứ ba cũng vậy. Sau một tuần như vậy, cho đến khi được một tháng, vị hòa thượng ở núi bên phải cuối cùng cũng không thể ngồi yên được nữa, ông nghĩ: "Ông bạn của mình có lẽ bị bệnh rồi, mình phải qua thăm ông ấy, xem có thể giúp gì được không"

Thế là vị hòa thượng leo lên ngọn núi bên trái, đi thăm người bạn già của mình.

Cho đến khi ông ấy tới được ngôi chùa trên ngọn núi bên trái, nhìn thấy người bạn của mình thì vô cùng ngạc nhiên, bởi vì thấy người bạn già của mình đang đứng trước chùa đánh thái cực quyền, không có biểu hiện gì giống một người cả tháng không hề uống nước. Ông rất lấy làm lạ hỏi: "Ông đã một tháng không xuống núi lấy nước rồi, lẽ nào ông có thể không dùng nước uống sao?".

Vị hòa thượng ở dãi núi bên trái đáp: "Nào đến đây, đến đây, tôi đưa ông đi xem cái này." Thế là ông đưa vị hòa thường bên ngọn núi bên phải đến sân sau của chùa, chỉ vào một cái giếng mà nói:” Năm năm nay, tôi ngày nào cũng vậy, sau khi tụng kinh xong đều giành ra ít thời gian đào cái giếng này, dù cho bận đến cỡ nào, có thể đào được bao nhiêu thì đào bấy nhiêu, đến bây giờ, cuối cùng tôi cũng đào đuộc cái giếng nước, tôi sẽ không phải xuống núi lấy nước nữa, tôi có thể có thời gian để luyện môn thái cực quyền mà mình yêu thích rồi.”

Bài học: Tiền lương mà chúng ta nhận ở công ty bao nhiêu, cũng giống như việc gánh nước, tận dụng thời gian tan làm tự đào cho riêng mình một cái giếng, tương lại sau này khi về già mới còn có “nước uống”, hơn nữa còn có thể “uống nước” một cách thong dong.

2.

Cậu bé 5 tuổi Hán Khắc cùng bố mẹ và anh trai mình vào rừng làm việc, trời bất chợt đổ mưa nhưng họ chỉ mang theo một chiếc áo mưa. Cha lấy chiếc áo mưa đưa cho mẹ, mẹ đưa cho anh trai và anh trai lại đưa cho Hán Khắc. Hán Khắc hỏi: “Tại sao bố lại đưa áo mưa cho mẹ, mẹ lại đưa cho anh và anh lại đưa cho con?” Bố trả lời: “Bởi vì bố khỏe hơn mẹ, mẹ khỏe hơn anh con và anh con lại lớn hơn con. Chúng ta đều sẽ bảo vệ những người yếu hơn mình. Hán Khắc nhó ngang ngó dọc rồi bèn chạy tới trải chiếc áo mưa ra trùm cho một lụm những bông hoa mỏng manh đang phấp phơ trong mưa gió.

Bài học: Kẻ mạnh thực sự không phải là người quyền lực hay giàu có, mà là người biết che chở, bảo vệ cho người khác. Đủ trách nhiệm sẽ có thể giúp chúng ta hoàn thành mọi việc, tình yêu đủ lớn cho phép chúng ta làm tốt mọi việc.

3.

Một người học trò của Khổng Tử lúc đang nấu cháo, chợt nhìn thấy có vật gì đó bẩn rơi vào trong nồi cháo. Cậu học trò vội lấy thìa vớt vật đó ra, lúc định đổ vật đó đi thì liền nghĩ rằng, một hạt cơm hạt gạo không dễ gì mà trồng ra. Thế là người học trò đó liền ăn luôn vật đó.

Vừa hay đúng lúc Khổng Tử bước vào bếp, cho rằng người học trò này đang ăn vụng đồ ăn, liền dạy dỗ lại người học trò phụ trách nấu ăn đó. Sau khi nghe giải thích xong thì ai nấy đều giật mình hiểu ra. Khổng Tử xúc động nói rằng: “Ta chính mắt mình nhìn thấy sự việc mà còn không hiểu được chính xác sự việc đang xảy ra, huống hồ chi là chỉ nghe những lời đồn đại nhảm nhí đây?”

Chịu vất vả hơn để cuối đời thong dong hay gánh nước cả đời? Hơn thua nhau ở cách nghĩ, bài học thâm thuý đáng giá hơn vàng, người hiểu thấu chắc chắn sẽ không nghèo - Ảnh 1.

Bài học: Thúc đẩy kinh doanh là một kiểu công việc kinh doanh có tính tổ chức, vì có nhiều người tham gia và có nhiều vấn đề về nhân sự. Đôi khi những điều chúng ta nghe thấy rất khó để mà có thể phân biệt đúng hay sai, lấy ví dụ là một công ty này muốn công kích một công ty khác. Vì thế thường gây hiểu lầm và làm hạ uy tín của đối thủ. Vì vậy, để biết rõ được chân tướng sự việc, không nên nhẹ dạ cả tin vào những lời đồn đại, sự nghiệp khổ cực gầy dựng mới không dễ dàng bị sụp đổ.

4.

Con quạ đậu ở trên cành cây, cả ngày không chịu làm gì cả, thỏ nhìn thấy quạ, bèn hỏi: Tôi có thể giống như anh, cả ngày không cần phải làm gì cả được không?

Quạ đáp: Đương nhiên, có gì mà không thể được chứ? Thế là, con thỏ liền nằm xuống dưới gốc cây, bất chợt có một con cáo xuất hiện, nó chạy thật nhanh đến chộp lấy con thỏ, nuốt chửng nó vào bụng.

Bài học về cách sinh tồn: muốn đứng mà không làm gì thì phải đứng ở vị trí thật cao.

Một con gà tây và một con bò nói chuyện với nhau, gà tây nói:” Tôi ước gì có thể bay lên được tới ngọn cây kia, nhưng tôi lại chẳng có chút dũng cảm nào cả. Con bò đáp: Thế sao anh không ăn thử một ít phân bò của tôi đi, nó vô cùng giàu dinh dưỡng.

Con gà liền ăn một ít phân bò, nó phát hiện ra phân bò thực sự đã giúp nó đủ sức để bay lên được cành cây thứ nhất, ngày thứ 2, con gà tây lại ăn nhiều hơn một chút phân bò, nó bay được lên tới cành cây thứ 2.

Sau hai tuần, nó kiêu ngạo mà bay lên tới trên ngọn cây, nhưng được không lâu, một bác nông dân nhìn thấy nó, nhanh thoăn thoắt đã bắn cho nó một cái rơi từ trên cây rơi xuống.

Bài học: May mắn tức thời cho phép bạn đạt đến đỉnh cao, nhưng nó không thể mãi giữ bạn ở đó được.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại