Chính phủ Zimbabwe cấm thanh toán di động, người dân kêu trời vì mất phương thức giao dịch hữu hiệu

Bảo Nam |

Ở Zimbabwe, nếu muốn rút 10 đồng từ tài khoản của mình ra, bạn sẽ chỉ nhận được 5 đồng, số còn lại sẽ bị giữ lại làm phí bảo hiểm tiền mặt.

Thanh toán bằng di động đang nở rộ ở châu Phi, được thúc đẩy bởi sự gia tăng của thị trường điện thoại di động trên khắp lục địa. Nhưng ở Zimbabwe, nơi đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, các chức năng rút tiền và nạp tiền qua các nền tảng di động vừa bị chính phủ nước này ngăn chặn.

Rút tiền ở đây là quá trình chuyển đổi số dư từ ví di động thành tiền mặt trong khi nạp tiền liên quan đến quá trình gửi tiền vào. Các đại lý thanh toán thường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình này được diễn ra suôn sẻ. Về cơ bản, những đại lý này hoạt động như các ngân hàng nhỏ, thay mặt giao dịch với khách hàng. Hàng triệu người ở các quốc gia kém phát triển giờ đây đang thanh toán các hóa đơn, nhận lương, mua vật phẩm ở cửa hàng địa phương bằng tài khoản trên điện thoại di động của họ. Mô hình này rất thành công và đang được nhân rộng tại Kenya, Tanzania và sắp tới là Nigeria.

Tuy nhiên, tại Zimbabwe, lạm phát vẫn còn trầm trọng và chính phủ vừa ra kết luận các chức năng thanh toán di động này đang bị lạm dụng. Cụ thể, các đại lý thanh toán di động ở quốc gia này, chủ yếu do nền tảng EcoCash thống trị, đã lợi dụng tình trạng thiếu tiền mặt ở Zimbabwe để tăng phí bảo hiểm tiền mặt lên tới 50%. Điều này có nghĩa là khi cố gắng lấy hết tiền từ ví di động của mình thông qua các đại lý, người dùng sẽ chỉ nhận được khoảng 50% so với số dư của mình.

Việc vô hiệu hóa các tùy chọn rút tiền và gửi tiền trên các nền tảng ví điện tử này được cho là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, nó đã ngay lập tức nhận phải sự chỉ trích nặng nề của người dân. Bởi trên thực tế, nếu không sử dụng biện pháp này, người dân cũng không có lực chọn nào tốt hơn, do tình hình tài chính của quốc gia vốn đã vô cùng xáo trộn. Ngân khố thì thiếu ngoại tệ trong khi các ngân hàng thiếu hụt tiền mặt, việc sử dụng phương thức thanh toán di động dù phải chịu mức phí bảo hiểm cao nhưng "có còn hơn không".

Phía Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe biện minh cho việc đóng băng các chức năng rút và gửi tiền trên điện thoại di động rằng một số đại lý đã tham gia vào các hoạt động lạm dụng tài chính bất hợp pháp.

Chính phủ Zimbabwe cấm thanh toán di động, người dân kêu trời vì mất phương thức giao dịch hữu hiệu - Ảnh 1.

Giao dịch qua nền tảng M-Pesa trên điện thoại Nokia 1100.

Các nền tảng ví di động như EcoCash ở Zimbabwe và M-Pesa ở Kenya đã giúp tăng quy mô truy cập tài chính cho người dân các nước này. Với việc vô hiệu hóa các lựa chọn rút tiền và gửi tiền, nhiều người lo ngại hệ sinh thái này sẽ sớm bị hủy hoại, trong khi chính phủ cũng mất đi doanh thu 2% từ thuế đối với các giao dịch điện tử và kỹ thuật số.

Zimbabwe đã thiếu tiền mặt khi nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn và việc giao dịch tiền qua điện thoại di động là giải pháp cấp thiết cho hầu hết các giao dịch hàng ngày của người dân trong thời gian qua. Khối lượng tiền tệ của nền kinh tế nước này chảy qua các hệ thống thanh toán điện tử dự đoán lên tới 95%, với con số ước tính khoảng 5 triệu giao dịch mỗi ngày, tương đương hơn 200 triệu USD.

Gần đây nhất, Ecocash đã phải vật lộn để duy trì hệ thống giao dịch tiền qua điện thoại di động để nó có thể hoạt động suốt ngày đêm, khi đất nước này lâm vào tình trạng thiếu điện. Nền tảng này thậm chí phải cân nhắc các lựa chọn bao gồm cả việc dùng pin lưu trữ của hãng Tesla để vận hành hệ thống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại