Lý do viên 'bi' bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe

PASCALCULATE |

Được thành lập vào năm 1991, giải Ig Nobel là một phiên bản đạo của giải Nobel và những thành tựu với phương châm "cười trước, nghĩ sau"

Trong những năm qua, những nhà khoa học "gan dạ" đã tìm hiểu xem tại sao phân của wombat lại có hình hộp, đặc tính từ trường của các loài gián, và xác định lý do "viên bi" trái của một người có nóng hơn về ban đêm. Đây là những đề tài nghiên cứu kì lạ được công vinh tại một nghi thức ở nhà hát Sanders thuộc trường đại học Harvard để nêu tên những người nhận giải Ig Nobel hàng năm.

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 1.

Một bài giảng tại giải IG Nobel.

Được thành lập vào năm 1991, giải Ig Nobel là một phiên bản đạo của giải Nobel và những thành tựu với phương châm "cười trước, nghĩ sau". Lễ trao giải này gồm có các vở kịch opera mini, các bản thử khoa học, và các bài giảng 24/7, chia làm 2 phần - giảng trong 24 giây, và trong 7 bước. Các bài nói nhận giải chỉ được giới hạn trong vòng 60 giây. Và như câu châm ngôn nêu ra, các nghiên cứu nghe thì có vẻ hài hước, nhưng không có nghĩa nó không có giá trị khoa học.

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 2.

Cúp IG Nobel của năm 2019

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 3.

Tờ tiền 10 ngàn tỉ đô la của Zimbabwe thực ra chỉ bằng...40 cent.

Người thắng giải được đưa vào danh sách vĩnh cửu của giải Ig Nobel và một tờ tiền trị giá mười ngàn tỷ đô la từ Zimbawe - vốn là một trò cười hàng năm của giải này. Zimbabwe đã ngừng sử dụng đơn vị tiền tệ gốc vào năm 2009 bởi tỉ lệ lạm phát tăng cao và siêu lạm phát; tại thời điểm thấp nhất của nó, tờ tiền mười nghìn tỷ đô la này có trị giá khoảng... 40 cent (0,4 USD) (Ngân hàng dự trữ Zimbabwe đã đề nghị dùng từ Zollar để thay cho đơn vị này). Giải IG Nobel 2009 về toán học được trao cho người đứng đầu ngân hàng này, Gideon Gono, "về việc cho mọi người một cách đối phó với một phạm vi các con số - từ bé đến lớn - bằng cách dùng ngân hàng của mình để in mọi loại tiền từ 0.01 đô la tới 1 trăm ngàn tỷ đô la (100,000,000,000,000 đô la).

Vật Lý

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 4.

Các tác giả nghiên cứu về đề tài phân hình hộp của Wombat.

Công vinh: Patricia Yang, Alexander Lee, Miles Chan, Alynn Martin, Ashley Edwards, Scott Carver, và David Hu - dự án "nghiên cứu tại sao và vì sao loài wombat ị ra phân hình hộp"

Wombat được biết đến như loài động vật duy nhất ị ra phân hình hộp - nghĩa là chả khác gì ị ra cục gạch. Nhưng vấn đề này cần tới một đội ngũ các nhà nghiên cứu từ Georgia Tech để tìm hiểu xem tại sao lại như vậy nhờ tới một vài xác của loài wombat. Câu trả lời: nó dựa vào hình dáng và sự mềm dẻo của ruột của wombat, kết hợp với một môi trường khô cằn mà nó sống. Có vẻ như một ngày kiến thức này sẽ trở nên có ích để các tập đoàn mở rộng các kĩ năng để tạo ra các sản phẩm hình hộp.

Giải Phẫu Học

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 5.

Một dự án thật... có ích.

Công vinh: Roger Mieusset & Bourras Bengoudifa - dự án "đo sự bất đối xứng nhiệt độ bìu ở những người đưa thư cởi trần và mặc quần áo ở Pháp"

Dường như chưa ai nghĩ rằng đang có một cuộc tranh luận khoa học về lý do tại sao viên "bi" bên trái lại nóng hơn bên phải. Người ta nói rằng việc nó nóng hơn có thể liên quan tới lý do tại sao vị trí của nó lại cũng thấp hơn bên còn lại. Một vài nghiên cứu cho thấy nhiệt độ bất cân đối, trong khi một số thì ngược lại, nên các tác giả đã tự thử nghiệm để tìm ra sự khác biệt. Sau khi đối chiếu một vài người đưa thư trẻ (cởi trần và mặc quần áo, trong các tư thế khác nhau) theo các thăm dò lặp đi lặp lại để kiểm tra nhiệt độ của "bi", họ nhận ra rằng thật sự có sự bất cân đối giữa nhiệt độ. Hơn thế nữa, "Sự khác biệt giữa hai bìu trái và phải có thể cống hiến tới các phát hiện về sự bất đối xứng cơ quan sinh dục nam", hai nhà khoa học này cho biết.

Y Dược

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 6.

Silvano Gallus cùng với cúp IG Nobel của mình.

Công vinh: Silvano Gallus - dự án "thu thập bằng chứng rằng pizza có khả năng kháng bệnh và cái chết, nếu nó được làm và ăn ở tại Ý"

Từ năm 2003 đến 2004, Gallus và đồng nghiệp của mình đã điều tra xem các pizza của Ý có thể chống lại bệnh ung thư và bệnh nhồi máu cơ tim. Tiếp đó trong năm 2006, ông và các đồng tác giả đã dựa trên nghiên cứu này để xét nghiệm việc nó có thể đẩy lùi các nguy cơ ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt. Qua đó, các nhà nghiên cứu này đã xác định được các hiệu ứng tích cực từ việc có một chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải này.

Giáo Dục Y Tế

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 7.

Theresa McKeon có chuyên môn về huấn luyện động vật nên đã thử nghiệm phương pháp của mình đối với các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

Công vinh: Karen Pryor và Theresa McKeon - dự án "sử dụng kĩ thuật huấn luyện động vật đơn giản bằng tiếng click để giúp bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình"

Dự án năm 2016 này tập trung vào hai nhiệm vụ phẫu thuật: "buộc nút trượt khóa" và "khoan lỗ góc nhọn". Các tác giả muốn thử nghiệm xem độ hiệu quả của "phản hồi âm thanh" trong quá trình học - thường được sử dụng bởi các nhà huấn luyện động vật - với các nghiên cứu trước đó cho thấy rằng có thể ảnh hưởng tới hành vi người và đồng thời hiệu quả hơn các phương pháp cũ. "Tiếng click được dùng như một thiết bị gây phản xạ có điều kiện để giao tiếp không thông qua ngôn ngữ và các lời đánh giá", các nhà nghiên cứu cho biết. Kết quả: Nhóm được nghe tiếng click tuy học lâu hơn nhóm được kiểm soát, nhưng thực hành tốt và chính xác hơn - điều quan trọng nhất trong phẫu thuật, nhất là chỉnh hình.

Sinh Học

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 8.

Gián cũng là một côn trùng có khả năng tiếp nhận từ tính.

Công vinh: Ling-Jun Kong, Herbert Crepaz, Agnieszka Górecka, Aleksandra Urbanek, Rainer Dumke, và Tomasz Paterek - dự án "phát hiện ra các con gián chết bị từ hóa hành động khác các con gián sống bị từ hóa"

Các nghiên cứu cho thấy rằng gián và nhiều loại côn trùng khác có thể phát hiện ra từ trường (tiếp nhận từ tính), và có thể tự từ hóa chính mình. Kong và đồng nghiệp đã sử dụng một kĩ thuật không xâm phạm là đo từ (magnetorelaxometry - MRX) để kiểm tra quá trình từ hóa và khử từ của loài gián Mỹ - sống và chết. Kết luận: các con gián còn sống khử từ nhanh hơn các con đã chết. Theo các tác giả, công trình nghiên cứu như thế này "không chỉ cho chúng ta hiểu thêm nhiều cách hình dung thế giới nhưng cũng có thể tìm ra ứng dụng cho những cảm biến nhân tạo dựa trên những loài sinh vật đặc biệt này"

Hóa Học

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 9.

Shigeru Watanabe lên bục nhận giải.

Công vinh: Shigeru Watanabe, Mineko Ohnishi, Kaori Imai, Eiji Kawano, & Seiji Igarashi - dự án "đo lường xấp xỉ lượng nước bọt tạo ra được trong một ngày bởi một đứa trẻ năm tuổi"

Trong các nghiên cứu năm 1995, các tác giả xét nghiệm hiệu ứng của các đồ ăn khác nhau (cơm, xúc xích, khoai tây nghiền, bánh quy, táo, và củ cải muối) lên tuyến nước bọt của các trẻ em 5 tuổi. Những em bé này sẽ nhai và nhổ ra thay vì nuốt chửng, sau đó các nhà khoa học sẽ tách lượng nước bọt thu được bằng cách đo khẩu phần trước và sau khi nuốt. Chúng ta biết rằng nước bọt thường có lợi, chứa muối và chất nhờn giúp cho lợi khỏe, loại bỏ vi khuẩn và khử mùi hôi, cũng như giúp đẩy mạnh tiêu hóa. Nhưng theo các tác giả, họ vẫn chưa có lý do nào để chứng minh đây là một nghiên cứu có lợi.

Kỹ Thuật

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 10.

Thiết kế về máy thay tã cho trẻ em của Iman Farahbakhsh

Công vinh: Iman Farahbakhsh - dự án "tạo ra một máy thay tã cho trẻ em"

Cha mẹ của những đứa trẻ đều biết rằng việc thay tã là một quá trình tẻ nhạt và "độc hại". Farahbakhsh, một kĩ sư người Iran, quyết định rằng sẽ làm điều gì đó để giảm bớt gánh nặng. "Một khi đứa trẻ được đặt vào trong cỗ máy, nhiều bước có thể tự động hóa mà không cần người vận hành phải chạm vào em bé hoặc em bé trong quá trình thay", theo bằng sáng chề này đề ra. Iman đã nhận bằng sáng chế Mỹ cho phát minh này vào năm trước.

Kinh Tế

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 11.

Bộ quần áo tông xoẹt tông của hai cha con nhà Voss khi nhận giải IG Nobel về kinh tế.

Công vinh: Habip Gedik, Timothy A. Voss, & Andreas Voss - dự án "xét nghiệm tiền của quốc gia nào truyền vi khuẩn tốt nhất"

"Tiền là một trong những đồ vật được truyền tay nhiều nhất trên toàn cầu", các nhà khoa học viết trong báo cáo của mình vào năm 2013. "Trong lúc truyền tay, tiền có thể bị lây nhiễm và đóng một vai trò trong quá trình truyền vi khuẩn giữa người với người". Để kiểm tra thuyết này, họ đã tự lây nhiễm các tờ tiền từ các nước khác nhau trên thế giới - bao gồm Euro, Đôla Mỹ, Đôla Canada, Kuna, Leu, Dirham và Rupee - với loại khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli. Họ đã kiểm tra xem tuổi thọ của các loài vi khuẩn này trên các tờ tiền và độ lây lan qua giao tiếp người với người. Đồng Leu của Romani là tờ tiền duy nhất truyền cả hai loại khuẩn, có thể tại vì nó được làm từ polyme. Điều này cho thấy để tối thiểu hóa sự lây lan các vi khuẩn, nên dựa vào các đồng tiền không phải polyme hoặc giao dịch thẻ và online.

Hòa Bình

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 12.

"Gãi cánh tay không thích bằng gãi lưng và cổ chân", theo kết quả của dự án này.

Công vinh: Ghada A. bin Saif, Alexandru Papoiu, Liliana Banari, Francis McGlone, Shawn G. Kwatra, Yiong-Huak Chan, & Gil Yosipovitch - dự án "xác định 'độ sướng' của việc gãi ngứa"

Trong nghiên cứu năm 2012 của đội ngũ này, họ đã dùng một cây họ đậu nhiệt đới gọi là Nhung đậu (Velvet Bean) để gây ngứa lên nhiều phần của cơ thể: cánh tay, mắt cá chân, và lưng (đây là khu vực thường xuyên gãi của các bệnh nhân bị LSC (Lichen Simplex Chronicus) và chàm da). Kết quả: các vết ngứa thường dữ dội hơn ở phía mắt cá và lưng hơn cánh tay, với một 'độ sướng' tương ứng khi gãi. Đồng thời, việc gãi ngứa cũng giới hạn mức độ ngứa tạm thời.

Tâm Lý Học

Lý do viên bi bên trái lại nóng hơn bên phải - đề tài nghiên cứu giành giải thưởng 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe - Ảnh 13.

Fritz Strack có lẽ giữ giải kì lạ nhất trong tất cả - chứng minh cả đúng cả sai!

Công vinh: Fritz Strack - dự án "Ngậm bút có thể gây cười, dẫn đến hạnh phúc, và việc khám phá ra nó không hề có tác đụng đó"

Vào năm 1988, Strack và một vài nhà khoa học khác đã công bố các phát hiện về việc ngậm bút có thể gây cười và khiến mình vui hơn - một kiểu dạng cơ chế phản hồi trên khuôn mặt. Đó là một nghiên cứu khá nổi tiếng, và không ai thực sự đặt câu hỏi cho dự án này cả, cho khi chính Strack đã quay lại vấn đề đó vào một nghiên cứu tổng hợp năm 2016 và nhận ra rằng ông không nhận được các kết quả tương ứng.

Các bài giảng về các dự án trên đã được livestream tại Viện công nghệ Massachusetts vào chiều thứ bảy, ngày 14 tháng 9 vừa qua.

Theo Arstechnica

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags

Nobel

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại