Những cuộc tập trận liên tục, quy mô lớn được quân đội Nga tiến hành thường xuyên, không những vậy diễn tập của các lực lượng quân sự chiến lược cũng đang được thực hiện một cách khá bất thường.
Tờ Tin tức Tham khảo ( Trung Quốc ) đưa tin, ngày 3/10 vừa qua Mỹ đã ngừng đàm phán với Moscow về vấn đề đình chiến ở Syria, trong khi tổng thống Nga Putin cũng đình chỉ thỏa thuận tiêu hủy plutonium dư thừa cấp độ vũ khí với Washington.
Theo AP (Mỹ), các diễn biến mới làm dấy lên lo ngại về quan hệ căng thẳng thù địch leo thang giữa Mỹ và Nga như trong thời kì Chiến tranh Lạnh.
Báo Quan điểm (Vzglyad) của Nga cho rằng, với tình hình hiện này, một cuộc chiến hạt nhân có nguy cơ bùng lên.
Vài tháng trở lại đây, trong những tranh cãi của Mỹ và Nga, vấn đề vũ khí hạt nhân không ngừng được đề cập.
Mới đây, Bộ ngoại giao Nga đưa ra những cáo buộc đanh thép đối với chiến lược hạt nhân của Mỹ. Nước này cho rằng chiến lược mà Mỹ áp dụng đang tiệm cận ranh giới của chiến tranh hạt nhân.
Theo chính phủ Nga, việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) có hiệu lực từ năm 1988.
Hôm 29/9, Moscow ban hành một tuyên bố gây sốc: Để thực hiện quy định mới về dân phòng, nhà chức trách yêu cầu kiểm tra tất cả đăng kí ở các khu vực tầng hầm trong thành phố từ đó quy hoạch lại hệ thống boong ke của Moscow.
Ngàyv 3/10, Bộ tình trạng khẩn cấp Nga thông báo khởi động một cuộc tập trận phòng thủ dân sự toàn quốc với quy mô 40 triệu dân.
Tất cả những sự kiện trên đã làm dấy lên lo ngại: Phải chăng xung đột này đã lớn đến mức có thể dẫn đến "ngày tận thế hạt nhân" toàn cầu? Nếu như xung đột Nga – Mỹ bùng nổ thì chắc chắn nỗi lo ấy sẽ trở thành hiện thực
Có vẻ như, phía Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất dù là chiến tranh mạng hay những cuộc chiến phải đổ máu thật sự. Những cuộc tập trận liên tục, quy mô lớn được tiến hành thường xuyên, không những vậy diễn tập của các lực lượng quân sự chiến lược cũng đang được thực hiện một cách khá bất thường.
Đến nay, những người dân Nga bình thường cũng đã bị kéo vào cuộc chiến, hầm trú ẩn đã chuẩn bị; tập trận dân sự phong thủ cũng đã triển khai, dường như nước Nga muốn gửi thông điệp tới cả thế giới, đặc biệt là hai thông điệp nhằm vào những "đối tác Đại Tây Dương":
Thứ nhất, nước Nga đã sẵn sàng, Mỹ thì sao?
Thứ hai, nếu như nước Mỹ dám manh động, đừng ôm ấp bất cứ hy vọng gì vì cái giá mà Mỹ phải trả sẽ rất đắt.
Hy vọng rằng, tất cả những động thái trên đây của Nga sẽ là một lời nhắc nhở đối với từng đường đi nước bước, từng chính sách, quyết định của các nhà lãnh đạo Mỹ.