Khi bạn nghĩ về hình tượng Mercedes-Benzes từ cuối những năm 60 đầu 70 thì có lẽ những cái tên như 600 Pullman hoặc 300 SEL 6.3 sẽ là những chiếc xe mà bạn nghĩ đến đầu tiên. Vậy bạn đã thấy chiếc xe này bao giờ chưa?
Ban đầu, C 111 được tạo ra để giúp Mercedes có thể tạo ra những đổi mới về mẫu mã xe khác nhau trong tương lai.
Cụ thể đó là việc sử dụng sợi thủy tinh gia cố vật liệu nhựa để làm tấm thân ngoài và đi kèm với một có động cơ quay theo phong cách mới lạ ở thời điểm đó.
Đó là những ý tưởng sơ khai nhất của chiếc C 111
Mặc dù đã có nhiều sự bàn tán và lời khen ngợi dành cho chiếc C 111 khi lần đầu tiên ra mắt tại Frankfurt vào năm 1969, nhưng Mercedes-Benz lại tuyên bố họ không bao giờ có bất kỳ ý định nào về việc đưa mẫu xe này ra thị trường.
Bản mẫu năm 1970, được gọi là C111-I, sử dụng một động cơ quay Wankel 3 rotor. Nó có công suất 280 mã lực và có tốc độ tối đa 167 dặm/h.
Bản tiếp theo, 1970 C 111-II, là một động cơ Wankel quay bốn rotor, cho công suất 350 mã lực, và giúp xe đạt một tốc độ ấn tượng là 186 dặm một giờ.
Nó có khả năng tăng tốc từ 0 lên 60 dặm/h chỉ trong 4,9 giây. Cụ thể có thể so sánh với chiếc Ford GT40 Mark III 1967 mất 5,1s để tăng tốc lên 60 dặm/h.
Sau những cuộc thử nghiệm, Mercedes đã quyết định rằng động cơ quay không đủ tin cậy để được sử dụng trong việc sản xuất xe hơi của mình.
Nhưng ở thời điểm hiện tại thì chiếc C 111 nhìn vẫn rất bắt mắt.
Từ mọi góc cạnh.
Những hình tượng chiếc Mercedes cửa mái khớp cánh chim đã đóng một vai trò lớn trong việc giúp chiếc C111 gây ấn tượng tốt về thiết kế.
Nội thất của chiếc xe thì cũng tuyệt vời không kém.
Sau khi Mercedes từ bỏ sản xuất động cơ quay Wankel, họ chuyển sang động cơ diesel. Và thế là chiếc C 111-II D ra đời.
Chiếc C 111-II D sử dụng động cơ diesel tăng áp cho công suất 190 mã lực. Nó đã từng được đưa vào thử nghiệm tại Circuit Nardo ở Ý và đã phá vỡ 16 kỉ lục thế giới khác nhau.
Mặc dù những chiếc xe trang bị động cơ diesel hoặc động cơ quay đều tốt, nhưng phiên bản ấn tượng nhất là mẫu C111 cuối cùng với động cơ khí động học V8 mạnh mẽ, chuẩn mực hơn.
Chiếc C111 trong chùm ảnh bạn đang xem là mẫu C111 với động cơ V8 3.5 lít, khác với mẫu cuối cùng được trang bị động cơ V8 4.5 lít.
Chiếc xe cuối cùng với động cơ khí lớn đã có thể đạt gần 251 dặm 1 giờ trên đường đua khép kín. Tốc độ như thế là hầu như không thể có trong hầu hết các siêu xe và hypercars cho đến tận ngày hôm nay.
Nếu bạn muốn xem một trong những tuyệt tác ô tô tuyệt vời này, bạn rất có thể sẽ phải đi đến Stuttgart, Đức và thăm bảo tàng Mercedes-Benz.
Và hãy chắc chắn rằng chúng được trưng bày trước khi mua 1 chiếc vé tới Đức.
Tham khảo Techinsider