Lãnh Quân (Lãnh Quân) là một họa sĩ sinh tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc và được xếp hạng trong top những nghệ sĩ hạng nhất quốc gia, có ảnh hưởng lớn trong giới nghệ thuật nội địa.
Không chỉ vậy, các bức tranh của ông cũng thường được đấu giá và sưu tập trên toàn thế giới với giá cao.
Người ta luôn ấn tượng với sự xếp đặt chi tiết sống động, tỉ mỉ đến kinh ngạc nằm trong từng nét cọ tinh tế của ông.
Do đó, toàn bộ sự yên tĩnh, thanh bình và sang trọng của bức vẽ được thể hiện hoàn hảo, đem tới sự mê hoặc lớn cho người xem.
Ông từng gây ấn tượng không nhỏ trên mạng xã hội khi hình ảnh về bức tranh một cô gái mặc áo xanh có tên là “Tiểu Khương” được đăng tải lên.
Đến 80% những người lần đầu được nhìn thấy nó đều lầm tưởng đây là ảnh chụp người thật chứ không phải vẽ ra.
Các chi tiết dù là nhỏ nhất khi được phóng to lên cũng ẩn chứa rất nhiều sắc thái, phần nào thể hiện khả năng lột tả tinh vi và kỳ cựu của người họa sĩ.
Thậm chí, có người còn đưa ra nhận xét rằng: “Bức tranh này chân thực còn hơn cả ảnh chụp ra từ máy ảnh kỹ thuật số có độ nét cao.”
Dưới ngòi cọ của Lãnh Quân, bất cứ một sự vật thông thường nào dù là tồi tàn nhất cũng có thể trở thành nghệ thuật xuất sắc, và thậm chí chuyển hóa thành con số kinh tế vô cùng lớn.
Điển hình nhất chính là bức tranh “Chỉ tay”, khắc họa một chiếc găng tay công nhân cũ nát đã được bán với giá 690 vạn nhân dân tệ, tương đương với khoảng 23 tỷ đồng. Giá trị này đã khiến rất nhiều người không thể lý giải nguyên do.
Nhiều thắc mắc không ngừng được đưa ra: Tại sao một bức tranh găng tay rách cũng có thể bán được giá 23 tỷ đồng?
Họa sĩ muốn thể hiện điều gì thông qua chiếc găng đó? Người mua nó đã nghĩ gì khi đưa ra mức giá này? Họ tìm được giá trị nào đằng sau hình ảnh đó?
Lãnh Quân đã bắt đầu nảy sinh ý định vẽ bức “Chỉ tay” này trong một đi thể nghiệm xã hội, xâm nhập vào đời sống sản xuất và sinh hoạt của các công nhân sản xuất ở một địa phương.
Tại thời điểm ấy, người họa sĩ đã bắt đầu xuất hiện linh cảm, nhưng sau khi cẩn thận quan sát một vòng, ông không thể dễ dàng tìm được một sự vật, hiện tượng nào khiến mình thực sự xúc động.
Cuối cùng, ánh mắt ông dán vào một trong những chiếc găng tay đã bị dùng đến cũ nát của công nhân được bỏ lại trên bàn.
Nó mòn và rách đến nỗi họ chuẩn bị vứt đi. Lúc đó, Lãnh Quân đã xin phép các công nhân được nhặt chiếc mang về nhà. Cuối cùng, bức “Chỉ tay” đã ra đời như vậy.
Tại sao một bức tranh vẽ găng tay lại được đặt tên là “Chỉ tay”?
Có lẽ chỉ tay là một phần thuộc về Huyền học phương Đông, mang theo cả truyền thống cổ xưa mà người đời vô cùng tin tưởng từ trước đến nay, mà chiếc găng tay này cũng phản ánh số phận của người công nhân trong cả một thời kỳ không ngắn.
Sinh hoạt của họ đã được tôi luyện trên chính chiếc găng tay này.
Đó cũng là những điều mà chỉ tay có thể phản ánh lên vận mệnh con người. Tính triết lý thâm ảo trong đó cũng góp phần làm nên giá trị nhân văn và nghệ thuật cho tác phẩm.
Hình ảnh chiếc găng tay rách tượng trưng cho sự nhọc nhằn của người lao động nằm giữa mảng xi măng cũng thể hiện ý nghĩa về việc gông cùm xiềng xích, cực khổ cay đắng mà họ đã phải trải qua.
Đây chính là vẻ đẹp đến từ sự tích lũy cực đoan của thời gian.
Giá trị nhân văn khiến cho bức tranh trở nên dịu dàng, tình cảm hơn, dễ gây chấn động lòng người hơn.
Một chiếc găng rách bỏ đi cũng hóa thành công cụ để gợi lên lòng trắc ẩn và kính sợ để khắc họa sự cần cù chăm chỉ cùng gian khổ vất vả của đời sống.
Cộng thêm sắc thái vận mệnh tang thương đem tới từ cái tên “Chỉ tay”, bức tranh đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Giá trị của nghệ thuật rất khó có thể phân chia, tính toán rõ ràng bằng giá trị kinh tế.
Khi một bức tranh trị giá 690 vạn nhân dân tệ được đặt trước mắt mọi người, điều khiến họ phản ứng đầu tiên là con số “690 vạn”, sau đó sẽ lấy số tiền đó so sánh với nguyên liệu, nội dung và thời gian để tạo ra một bức tranh.
Nếu không nhận ra giá trị bên trong của tác phẩm đó, họ sẽ rất khó có thể tin tưởng mức giá này.
Tuy nhiên, chính giá trị bên trong mới là thứ mà người trí tuệ thật sự theo đuổi.
Chẳng hạn như, nếu chỉ nhìn vào những dòng nhạc được vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy trắng, rất nhiều người sẽ cho rằng đây chỉ là trò đùa nghịch lung tung để giết thời gian của ai đó.
Nhưng khi người nghệ sĩ chơi đàn nhìn thấu giá trị bên trong, thể hiện chúng bằng những phím đàn tinh tế, đánh ra một khúc nhạc bất hủ.
Vậy khi đó, giá trị của những dòng nhạc này lại trở thành tài sản có giá trị lớn lao không ai có thể chối cãi.
Có người nói rằng, nếu anh đặt một cục đá vào chiếc hộp bằng vàng, rồi lại đặt chiếc hộp vàng vào một lâu đài bằng vàng thì bỏ qua lớp bọc bằng vàng bên ngoài, bản chất cục đá vẫn chỉ là một đá mà thôi.
Giá trị thực tế của nó không đến từ bên ngoài, mà phải nhìn từ bên trong. Đây là điều mà rất nhiều người bỏ quên trong xã hội trọng vật chất ngày nay.
Sự hào nhoáng bên ngoài luôn có thể biến mất dần theo thời gian, chỉ có giá trị thực sự bên trong mới tồn tại mãi mãi.
Thay vì tô vàng nạm ngọc cho vẻ bề ngoài, lấy cái nhìn chủ quan bằng mắt thường, thông qua danh tiếng và của cải vật chất để ấn định đánh giá cho những sự vật, sự việc và con người xung quanh, mỗi người phải học cách nỗ lực gia tăng giá trị bên trong chính mình.
Thông qua quá trình học hỏi, rèn luyện và không ngừng tiến bộ, chúng ta mới có thể nâng cao tri thức, năng lực và giá trị thực sự của bản thân.