Chiếc bình sứ khiến các bảo tàng TQ tranh nhau mua, cựu tổng thống Pháp cũng muốn tận mắt ngắm nhìn: Có đẹp như lời đồn?

Karry Trần |

Từng có nhà sưu tầm người Pháp ra giá 4 tỉ NDT để mua chiếc bình song bảo tàng vẫn từ chối.

Từ bảo vật gia truyền

Vào một ngày năm 1976, một chàng trai trẻ tuổi bước vội vào cửa hàng đồ cổ Dương Châu Châu Bảo (tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), cầm đến một chiếc bình hoa mai (bình cao chuyên đựng rượu và cắm hoa mai) màu xanh lam và hỏi xem có thể bán được bao nhiêu tiền.

Chiếc bình này do tổ tiên anh ta để lại, nay do điều kiện gia đình khó khăn phải bán đi để lấy chút tiền. Nhân viên cửa hàng xem xét kỹ chiếc bình, cho rằng nó thuộc về thời Ung Chính nhà Thanh, kích cỡ bình khá lớn, hoa văn cũng rất đẹp, nên trả cho anh giá 18 NDT.

Chiếc bình sứ khiến các bảo tàng TQ tranh nhau mua, cựu tổng thống Pháp cũng muốn tận mắt ngắm nhìn: Có đẹp như lời đồn? - Ảnh 1.

Bình hoa mai Bạch Long men lam với hình rồng bay lượn sống động, mềm mại. (Ảnh: Sohu)

Một chiếc bình đẹp như vậy lẽ ra nhanh chóng được bán đi với giá cao, song, do thời gian đó Trung Quốc vẫn đang trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa nên chiếc bình chỉ có thể bán với giá đó.

Đến báu vật vô giá thời Nguyên

Hai năm sau, năm 1978, chính quyền Bắc Kinh muốn tổ chức một triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật cổ dân gian, kêu gọi các tỉnh đưa tác phẩm đến triển lãm. Tiệm đồ cổ Dương Châu Châu Bảo đem chiếc bình hoa mai đến.

Không ngờ, chiếc bình lại thu hút được sự chú ý của đông đảo các chuyên gia và quần chúng. Nhiều bảo tàng hỏi mua chiếc bình này, song chỉ có Bảo tàng Dương Châu mua được nhờ lợi thế là quê nhà của bảo vật, mua được với giá là 3.000 NDT.

Chiếc bình sứ khiến các bảo tàng TQ tranh nhau mua, cựu tổng thống Pháp cũng muốn tận mắt ngắm nhìn: Có đẹp như lời đồn? - Ảnh 2.

Hai chiếc bình hoa mai Bạch Long men lam tạo thành một cặp (Ảnh: Sohu)

Chiếc bình hoa mai này có tên là bình Bạch Long, cao 43,5 cm, đường kính miệng 5,5 cm, đường kính đáy 14 cm, đường kính thân bình lớn nhất là 25,3 cm. Toàn bộ bề mặt bình được tráng men màu xanh lam, riêng hình bạch long uốn lượn được tráng men trắng, vô cùng sinh động, mềm mại.

Phải qua nhiều lần đánh giá, chuyên gia mới xác định được thời điểm ra đời của chiếc bình là vào thời Nguyên. Những năm đầu thời Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương ra lệnh tiêu hủy tất cả các đồ vật liên quan tới nhà Nguyên, cho nên những đồ gốm sứ như vậy ngày càng ít.

Điều đáng nói là, theo các chuyên gia, trên thế giới hiện nay số lượng bình hoa mai có hình dáng như chiếc bình này chỉ còn lại 6 chiếc, trong đó có một chiếc nằm tại Bảo tàng quốc gia Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris, Pháp), một chiếc trong Di Hòa Viên tại Bắc Kinh… 

Chiếc bình trưng bày tại Bảo tàng Dương Châu được đánh giá là nguyên vẹn nhất và đẹp nhất. Được biết, đã từng có nhà sưu tầm người Pháp ra giá 4 tỉ NDT để mua nó, song bảo tàng quyết từ chối.

Chiếc bình sứ khiến các bảo tàng TQ tranh nhau mua, cựu tổng thống Pháp cũng muốn tận mắt ngắm nhìn: Có đẹp như lời đồn? - Ảnh 4.

Cựu tổng thống Pháp và bình hoa mai Bạch Long (Ảnh: QQ)

Năm 2000, cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac, người được biết đến là rất say mê đồ gốm sứ Trung Hoa, khi đến thăm Bảo tàng Dương Châu đã yêu cầu được trực tiếp ngắm chiếc bình hoa mai Bạch Long này.

Bài viết tham khảo từ: NewQQ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại