Chỉ số EQ càng cao, càng nhiều cơ hội tăng thu nhập: 8 bí quyết vàng để tăng trí tuệ cảm xúc, mở rộng đường thành công

Thiên An |

Đối với một số người cho rằng để thực hiện điều này là không thể, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết nếu bạn không thử.

Khi nói đến khả năng lãnh đạo và hiệu quả công việc, trí tuệ cảm xúc (EQ) quan trọng hơn chỉ số thông minh (IQ). Các nghiên cứu chỉ ra rằng EQ có thể làm tăng thu nhập của bạn

Có nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ cảm xúc. Theo các học giả hàng đầu thì trí tuệ cảm xúc mang đến khả năng hiểu, nhận biết và quản lý cảm xúc của chính mình và người khác, thậm chí có sức ảnh hưởng đến cảm xúc của họ.

Đây là một đòi hỏi cao đối với nhiều người. Nhưng khi bạn trở thành bậc thầy trong việc làm chủ nhận thức về cảm xúc của chính mình và người khác, bạn có thể kết nối và cảm thông với đồng nghiệp để đạt được những giải pháp nhanh hơn trong công việc

Bạn có thể bắt đầu với việc thực hiện 8 hành động sau để làm hành trang cho mình trên con đường thành công.

Bí quyết 1: Hãy xóa bỏ những độc thoại tiêu cực về bản thân

Bước đầu tiên là phải thay đổi nhận thức về tình trạng hiện tại của bạn bằng việc xóa bỏ những độc thoại tiêu cực về bản thân

Tất cả chúng ta đều có tiếng nói chỉ trích trong đầu xoay quanh các điều tiêu cực mà không đúng sự thật. Để đối phó với tiếng nói nội tâm phê phán, hãy thách thức suy nghĩ tiêu cực bằng một bài tập đơn giản do bác sĩ tâm thần nổi tiếng Daniel Amen gợi ý: "Bất cứ khi nào bạn cảm thấy buồn, phát điên, lo lắng hoặc mất kiểm soát, hãy viết ra những gì bạn đang nghĩ. Sau đó, hãy đặt câu hỏi về suy nghĩ của bạn. Đúng không? Chỉ ba từ đó có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong cuộc đời bạn” Điều này có thể làm thay đổi cách nhìn, các mối quan hệ và hiệu quả công việc của chúng ta.

Bí quyết 2: Ngừng phán xét người khác

Chỉ số EQ càng cao, càng nhiều cơ hội tăng thu nhập: 8 bí quyết vàng để tăng trí tuệ cảm xúc, mở rộng đường thành công - Ảnh 1.

Khi những người hay phán xét xem việc chỉ trích là một sở thích, thì họ không nên mong đợi ai đó đến cho lời khuyên và giải quyết vấn đề cho họ (người khác biết rằng làm như vậy là lãng phí thời gian)

Thái độ phán xét sẽ khiến đồng nghiệp xa lánh tại nơi làm việc. Do đó, cách hành động tốt nhất là phải dừng ngay việc vội vàng đưa ra kết luận trước khi nghe tất cả sự thật và bắt đầu lắng nghe để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn. Hãy nhớ điều này: khi chúng ta phán xét bất kỳ điều gì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cũng sẽ nhận được cái nhìn đánh giá từ người khác

Bí quyết 3: Sống theo các giá trị của bạn

Các giá trị sẽ giúp chúng ta kiểm tra và thúc đẩy việc làm điều đúng đắn. Để sống theo các giá trị của bạn, bước đầu tiên là phải xác định chúng ta là ai. Lập danh sách những điều không thể thương lượng trong các hoạt động kinh doanh, công việc, các mối quan hệ, hôn nhân, nuôi dạy con cái...

Những giá trị này có đang được thực hiện trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ không? Một khi bạn hiểu rõ điều đó, hãy ưu tiên các giá trị đó. Bạn hãy kiểm tra trong danh sách đó xem 5 giá trị quan trọng nhất là gì? Bạn có đang dành một phần thời gian đáng kể của mình để sống từ chúng không?

Bí quyết 4: Dựa vào trực giác của bạn

Trước khi đưa ra một quyết đinh, bạn có thể mất một vài giờ hoặc vài ngày là bình thường nhưng kéo dài ba tháng thì có thể bạn bị tê liệt khả năng phân tích

Nếu bạn đang suy nghĩ quá nhiều, có lẽ bạn đang bị mắc kẹt trong đầu và trí tuệ hóa mọi thứ. Những quyết định quan trọng nhất mà bạn từng gặp phải, sẽ luôn dựa trên cảm xúc của bạn - đó là vấn đề trái tim, không phải là vấn đề của đầu óc

Bí quyết 5: Học cách trưởng thành từ thất bại

Điều này bao gồm việc có thói quen "thất bại nhưng luôn hướng về phía trước". Nói cách khác, khi bạn thử nghiệm, thất bại, thử lại và học hỏi từ những sai lầm của mình, chấp nhận rằng đó là một phần của quá trình để phát triển mà không có bất kỳ sự xấu hổ nào kèm theo. Chúng ta cần xác định lại thất bại và phạm sai lầm qua lăng kính mới và xem đó là một phần quan trọng của việc học một cách sống mới.

Bí quyết 6: Chữa lành những tổn thương trong quá khứ

Tất cả chúng ta đều có vấn đề, chúng ta đều bị tổn thương theo một cách nào đó, và không ai là hoàn hảo. Nhưng nếu bạn vẫn đang xử lý mối quan hệ xấu từ ba năm trước với đồng nghiệp của mình, có nghĩa bạn vẫn chưa thể vượt qua được điều này. Thay vì tìm kiếm sự trợ giúp và coi họ là cố vấn hiển nhiên thì hãy tôn trọng cảm xúc của họ và biết khi nào bạn nên vượt qua ranh giới đồng nghiệp

Bí quyết 7: Thực hành tha thứ

Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trước khi bạn cho rằng đó là một thứ viển vông tôn giáo nào đó, thực hiện tha thứ ở nơi làm việc có tác động tích cực. Trong một nghiên cứu liên quan đến hơn 200 nhân viên, sự tha thứ "có liên quan đến việc tăng năng suất, giảm tỷ lệ vắng mặt (ít ngày làm việc hơn) và ít các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần hơn, chẳng hạn như buồn và đau đầu."

Sự tha thứ sẽ nâng cao nhận thức của chúng ta về kết quả sau một cuộc xung đột với những người còn giữ lại những cảm xúc tiêu cực. Nếu họ không thể giải quyết bằng cách tha thứ, họ có khả năng buông thả, thiếu hợp tác và hành động hung hăng

Bí quyết 8: Thừa nhận những điểm mù của bạn

Điều can đảm nhất bạn sẽ làm để bắt đầu quá trình tăng cường trí tuệ cảm xúc này là thừa nhận những điểm mù của bạn, coi đây là sơ hội để giải quyết bất cứ điều gì đang kìm hãm bạn để đạt được những mục tiêu lớn hơn. Hãy dũng cảm để coi những gì người khác nói về bạn là sự thật. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Bởi một số người họ sợ hoặc ngại sự thật. Người sợ sự thật sẽ làm cho những người ưa sống hình thức, hào nhoáng, giả tạo bị phanh phui, bóc trần. Người ngại sự thật vì không phân biệt được trắng đen rõ ràng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại