Dạy con nên người là trách nhiệm của mọi ông bố bà mẹ. Nhưng không phải dạy thế nào cũng đúng, cũng phù hợp với tính cách của con mình. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn phương pháp dạy dỗ sao cho con có thể rèn luyện và phát huy những đức tính tốt của mình. Dưới đây là cách dạy con vừa hài hước vừa sâu sắc của một ông bố, đọc xong chắc chắn chúng ta sẽ học được nhiều điều.
1. Lần thứ nhất
Có một buổi sáng nọ, người cha đã làm hai tô mì, một tô có trứng để bên trên mì còn một tô không để trứng rồi bưng ra bàn. Sau khi chờ con trai ngồi xuống, người cha mới hỏi con ăn tô nào?
Như một thói quen, cậu con trai chỉ vào tô có trứng. Sau đó người cha nói tiếp:
“Hãy nhường cho cha đi! Khổng Nhung 7 tuổi đã có thể nhường lê cho anh mình! Con nay cũng đã 10 tuổi rồi!”.
Tuy cha nói vậy nhưng cậu con trai quyết không nhường. Người cha lại hỏi lần nữa: “Có thật là không nhường không?”
Cậu con trai trả lời dứt khoát: “Đúng là không nhường!” rồi ăn luôn nửa miếng trứng như muốn chứng tỏ tô mì này đã thuộc về con.
Tuy cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước hành động của con nhưng cha vẫn hỏi một lần cuối: “Không hối hận ư”.
“Quyết không hối hận!” Và đứa con ăn luôn miếng trứng còn lại như thể hiện quyết tâm.
Người cha không nói thêm gì, chờ con trai ăn xong thì tự bưng tô con lại ra để ăn. Trong tô mình của cha có giấu 2 quả trứng, cậu con trai giờ mới có thể nhìn thấy điều đó. Người cha chỉ vào hai quả trứng trong tô, nói: “Con hãy nhỡ kỹ. Kẻ muốn chiếm tiện nghi của người khác, thường thường sẽ không chiếm được lợi lộc gì”.
2. Lần thứ hai
Một buổi sáng khác, người cha lại làm 2 tô mình có trứng và lặp lại tình cảnh ở trên: một tô có trứng trên mì, một tô không. Người cha lại hỏi cậu bé chọn tô nào?
“Con đã 10 tuổi rồi, nhường trứng cho cha đó.” Nói xong, cậu liền nhanh tay bưng lấy tô không có trứng. Như lần trước, người cha lại hỏi: “Không hối hận đấy chứ?”
“Không hối hận.” Cậu bé trả lời rất dứt khoát. Nhưng ăn mãi đến đáy tô cậu vẫn không thấy trứng đâu. Khi đó, cha mới bưng lấy tô có trứng còn lại và bắt đầu ăn. Hóa ra ở tô của cha có một quả trứng bên trên và bên dưới vẫn còn có một quả trứng nữa. Người cha chỉ vào quả trứng nói: “Kẻ muốn chiếm lợi ích, cuối cùng có thể sẽ phải chịu thiệt lớn.“
3. Lần thứ ba
Lại qua mấy tháng sau, tình huống vẫn giống như lúc đầu. Người cha lại hỏi: “Con chọn tô nào?”
“Khổng Nhung nhường lê, con nhường mì. Cha là bề trên! Vậy cha ăn trước đi!”
“Vậy cha không khách khí nữa”.
Người cha bưng lấy tô mì có trứng. Cậu con trai bưng lấy tô mì không có trứng mà ăn và bất ngờ phát hiện trong tô mì của mình cũng có giấu một quả trứng dưới đáy. Người cha mỉm cười hài lòng, nói một cách đầy ẩn ý: “Người mà không muốn chiếm tiện nghi của người khác, cuộc đời sẽ không khiến họ phải chịu thiệt”.
Chỉ bằng 3 bát mỳ, người cha đã có thể dạy con trai bài học sâu sắc: “Có cho đi thì mới được nhận lại”.