Chỉ 2 chữ đã có thể giúp con người đẹp từ nội tâm đến ngoại hình, bạn đã biết hay chưa?

Trần Quỳnh |

Từ xa xưa, cổ nhân đã dạy con người chỉ 2 chữ để có một tướng mạo ưa nhìn, được người người yêu mến và cho đến nay, nó vẫn giữ nguyên giá trị.

Tướng mạo của con người được chia làm hai mặt là mặt ngoại hình và mặt tâm hồn.

Có người ngũ quan đẹp như hoa nở, rực rỡ tựa ánh dương, chỉ nhìn lướt qua cũng khiến ta phải trầm trồ vì sự xinh đẹp của họ. Đó chính là vẻ đẹp ngoại hình.

Lại có người tinh thần thanh thoát tựa như hoa mai, dù vẻ bề ngoài không thực sự xuất chúng nhưng dễ tạo cho người khác thiện cảm. Đó là vẻ đẹp toát lên từ nội tâm và có được nhờ sự tu dưỡng.

Vậy sự tu dưỡng đích thực là gì?

Phải chăng tu dưỡng là sự trau dồi, rèn luyện không ngừng về văn hóa, kiến thức?

Hay tu dưỡng là thứ có thể thu được thông qua những lần thưởng trà, ngắm trăng, an nhàn chiêm nghiệm cuộc sống?

Sự thực là tu dưỡng có liên quan tới văn hóa, kiến thức. Nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố quyết định tất cả.

Tâm tính của mỗi người còn được hình thành thông qua những ảnh hưởng của gia đình, xã hội và sự trau dồi, rèn luyện không ngừng của chính bản thân họ.

Bí quyết phía sau nhan sắc của mỹ nhân được ví như biểu tượng Hollywood

Chỉ 2 chữ đã có thể giúp con người đẹp từ nội tâm đến ngoại hình, bạn đã biết hay chưa? - Ảnh 1.

Chân dung Audrey Hepburn - nữ thần Hollywood lừng danh một thời. (Ảnh: Nguồn Internet).

Trong thời kỳ Hoàng kim ở Hollywood, Audrey Hepburn từng được mệnh danh là biểu tượng của điện ảnh, thời trang và nhan sắc.

Nữ minh tinh này được nhiều người ca ngợi là nữ thần không chỉ nhờ vào ngoại hình xinh đẹp. Bởi trên thế giới có vô số mỹ nhân, nhưng nhân vật được nhiều người ghi nhớ như Hepburn lại vô cùng hiếm có.

Sự nổi tiếng của cô cũng không phải có được nhờ trình độ học vấn cao. Thực tế là có vô số nhân tài sở hữu bằng cấp và tài năng vượt mặt Audrey trên nhiều phương diện.

Một trong những thứ khiến Hepburn ghi điểm với công chúng chính là sự tu dưỡng không ngừng nghỉ. Thành quả của quả trình ấy không chỉ đem đến cho cô một dung nhan ngày càng rực rỡ mà còn khiến cho tâm hồn và tài năng của nữ minh tinh này càng thêm tỏa sáng.

Bàn về khái niệm tu dưỡng, Audrey Hepburn từng đúc kết:

"Nếu muốn có bờ môi đẹp thì phải học cách nói những lời yêu thương; nếu muốn ánh mắt có hồn thì phải học cách nhìn vào ưu điểm của người khác; nếu muốn vóc dáng thon thả thì nên đem đồ ăn của mình chia sẻ cho những người túng đói;

Nếu muốn mái tóc mượt mà thì mỗi ngày hãy xoa đầu con trẻ; nếu muốn có tư thái ưu nhã, khi đi bộ hãy nhớ kỹ rằng không phải chỉ có mình bạn là người đi đường.

Cuộc sống của bạn phải tràn đầy sinh khí, phải biết tự mình hối cải, tự mình tỉnh táo, tự mình trưởng thành chứ không cần suốt ngày đi than phiền với người khác.

Khi ở vào thời điểm cần giúp đỡ, bạn hãy dùng cả hai tay của mình để tìm kiếm sự trợ giúp. Nhiều năm sau, bạn sẽ phát hiện ra rằng đôi bàn tay của mình có thể giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn.

Một bàn tay của bạn hãy dùng để trợ giúp chính mình, còn bàn tay còn lại hãy dùng để tương trợ người khác".

Đây chính là cách giải thích sâu sắc nhất về khái niệm và ý nghĩa của sự tu dưỡng, cũng là cảnh giới cao nhất trong việc đối nhân xử thế giữa người với người.

Chỉ 2 chữ đã có thể giúp con người đẹp từ nội tâm đến ngoại hình, bạn đã biết hay chưa? - Ảnh 3.

Bí quyết khiến nhan sắc của Hepburn luôn rực rỡ chỉ gói gọn trong hai chữ - "tu dưỡng".

Sự tu dưỡng một cách tích cực sẽ tác động và làm thay đổi ngoại hình của bạn. Nếu như mọi người đều có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, vậy tất cả chúng ta đều sẽ sở hữu ngoại hình rực rỡ tựa thiên sứ.

Hepburn đã chỉ ra cho tất cả chúng ta một triết lý quý giá: Đôi tay mỗi người là dùng để lao động chứ không phải đòi hỏi. Bộ não của mỗi người là dùng để sám hối chứ không phải cố chấp.

Bàn tay của chúng ta không chỉ có thể giải quyết các vấn đề cá nhân và còn có đủ khả năng để giúp đỡ người khác.

Bộ não của chúng ta không chỉ có thể tha thứ cho người khác mà cũng có thể giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ.

Sự tu dưỡng không nên đánh đồng với thể diện, sĩ diện

Người biết tu dưỡng dù cho có tài giỏi đến đâu thì khi đối diện với người yếu thế, họ vẫn để cho những người ấy được bộc lộ tiếng nói của mình.

Những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu vốn dĩ đều là hành vi của động vật chứ không phải hành động của một người biết tu dưỡng.

Trên thế giới này có không ít người thường rêu rao, khoe khoang về sự tu dưỡng của bản thân. Thế nhưng thực chất họ lại lấy việc chê bai, hạ bệ người khác để làm thành sự tu dưỡng của mình.

Việc làm ấy chẳng khác nào một kẻ mù chữ nhưng vẫn tỏ ra mình là người biết đọc. Bởi những người ấy vốn không biết thế nào mới đích thực là tu dưỡng.

Trình độ học vấn cao chưa chắc đã thực sự là người am hiểu. Có phông kiến thức rộng chưa chắc đã là người có văn hóa. Tương tự như vậy, tu dưỡng không thể đánh đồng với khái niệm thể diện.

Chỉ 2 chữ đã có thể giúp con người đẹp từ nội tâm đến ngoại hình, bạn đã biết hay chưa? - Ảnh 5.

Nếu như chỉ trích và trợ giúp là hai cánh tay, vậy phiền bạn chỉ nên đưa ra cánh tay trợ giúp, còn cánh tay chỉ trích hãy học cách thu vào. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Muốn nhìn ra sự tu dưỡng của một người còn có thể thông qua một vài chi tiết nhỏ trong đời sống hàng ngày.

Đó có thể là lúc trong quán cơm, có một chén canh vô tình đổ vào người bạn hoặc cũng có thể là khi đứng trên xe buýt, có một chiếc giày vô tình giẫm vào mũi chân bạn…

Nếu gặp phải những tình huống ấy, bạn sẽ làm gì? Liệu bạn có coi lời xin lỗi của đối phương như gió thoảng bên tai để tiếp tục tức giận, hay bạn sẽ làm như chẳng có việc gì mà rộng rãi bỏ qua cho họ?

Có một số người khi ăn cơm thường dùng đũa lật đi lật lại thức ăn, chọn tới chọn lui món này món nọ. Lại có người hễ cứ ngồi vào bàn là cắm mặt ăn như hổ đói, chẳng hề quan tâm tới những người xung quanh.

Chưa nói tới phương diện văn hóa hay vệ sinh, những hành động nhỏ nhặt như vậy hoàn toàn tố cáo lên nội tâm ích kỷ và lòng dạ hẹp hòi của họ.

Cũng có không ít người đàn ông mang trong mình tâm lý thích thể diện, ưa sĩ diện. Càng ở những nơi đông người, họ càng cố tình làm ra vẻ oai phong.

Đó đều là những hành động thể hiện sự nông cạn của bản thân chứ không đem lại cho họ bất kỳ thể diện nào.

Trong từ điển của sự tu dưỡng vốn không có chữ "sợ", chỉ có hai từ là "tôn trọng" và "khiêm tốn".

Người tu dưỡng có chừng mực sẽ không bao giờ "ăn miếng trả miếng"

Khi xưa, đệ tử từng hỏi Khổng Tử về cách tu dưỡng. Bấy giờ, Khổng Tử liền kể cho học trò của mình một câu chuyện.

Chuyện kể rằng ở một con đường nọ, có con chó rất thích cắn người đi đường.

Người đàn ông đầu tiên đi qua, con chó bắt đầu gầm gừ công kích. Người này vốn có thể chế phục nó nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để tránh né.

Nào ngờ con chó bất ngờ nhào tới cắn một cái khiến người đó chảy máu ròng ròng. Lúc bấy giờ, người đàn ông liền đá mạnh một cước, con chó văng đi rất xa, sau đó sợ hãi chạy mất.

Người đàn ông thứ hai đi tới, con chó lại bắt đầu nhe nanh dọa nạt. Người này liền đứng đối diện với nó, chờ con chó nhảy lên thì tìm cách chế phục.

Khi con chó nhào tới, anh ta bắt lấy hai chân trước của nó. Vì không động đậy được, con chó liền cắn lên tay anh một cái.

Không ngờ rằng khi vừa bị chó cắn, người này lập tức cắn lại vào đầu con chó một nhát. Cứ như vậy một chó một người thi nhau cắn xé, cuối cùng cả hai đều lưỡng bại câu thương.

Học trò nghe xong không khỏi cảm khái một câu rằng: Hành động của người đàn ông thứ hai quả thực chẳng khác nào loài chó.

Chỉ 2 chữ đã có thể giúp con người đẹp từ nội tâm đến ngoại hình, bạn đã biết hay chưa? - Ảnh 7.

Câu chuyện của Khổng Tử giúp chúng ta nhìn ra ai thực sự là người có tu dưỡng. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Cuộc sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại người. Có đôi khi chỉ vì một giây phút không cẩn thận, bạn có thể bị kẻ xấu "cắn" một cái. Lúc này nên xử trí ra sao?

Chắc chắn bạn không nên làm như người đàn ông thứ hai trong câu chuyện trên, anh cắn tôi một cái, tôi cắn trả một cái.

Người không "ăn miếng trả miếng" chính là một người có tu dưỡng và biết chừng mực.

Lời kết

Dương Giáng từng nói một câu: "Đi học là để gặp được bản thân ngày càng tốt hơn".

Chúng ta học tập, tu dưỡng không phải vì bằng cấp, không phải để thăng quan phát tài, càng không phải để bốc phét, sĩ diện, tỏ vẻ thanh cao.

Mục đích chân chính của học tập, tu dưỡng là giúp cho tâm hồn và tướng mạo của ta càng ngày càng thêm rực rỡ, khiến tầm mắt ta càng lúc càng thêm rộng mở để có thể nhìn ngắm và đối diện với thế giới bằng một nhãn quang tốt hơn.

Chỉ 2 chữ đã có thể giúp con người đẹp từ nội tâm đến ngoại hình, bạn đã biết hay chưa? - Ảnh 8.

Tu dưỡng sẽ đem lại cho chúng ta sự xuất chúng cả về tâm hồn, tri thức và ngoại hình. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Đâu mới là sự tu dưỡng một cách chân chính?

Đó là khi chúng ta chẳng cần nhắc tới hai chữ "tu dưỡng" nhưng vẫn cảm thấy có hoa tươi khoa sắc trong lòng, chỉ cần nhắm mắt liền cảm giác được sinh khí lan tràn khắp cơ thể.

Đây chính là lúc ta đã tu dưỡng đủ, không cần lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm hai từ nay nữa.

Cũng giống như quan niệm của Audrey Hepburn: Sự tu dưỡng có thể giúp bạn "thay da đổi thịt" từ tinh thần cho tới tướng mạo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại