Vua sòng bài Macau Hà Hồng Sân và người vợ đầu tiên Lê Uyển Hoa có 4 người con, lần lượt là trưởng nữ Hà Siêu Anh (đã mất), trưởng nam Hà Du Quang (đã mất), con gái Hà Siêu Hiền và con gái út Hà Siêu Hùng .
Hà Siêu Hùng dù không được Vua sòng bài Macau đặc biệt yêu thương nhưng ông vẫn đầu tư cho người con này một khoản tiền nhỏ.
Thừa hưởng gen kinh doanh của bố nên đã nhanh chóng kiếm được lợi nhuận đáng kể. Nhưng, Hà Siêu Hiền lại không có khả năng kinh doanh như em gái. Bà đam mê và theo đuổi nghệ thuật điêu khắc.
Không lâu sau khi bà cả Lê Uyển Hoa bệnh nặng, Hà Siêu Hiền lúc đó 16 tuổi đã được đưa sang Mỹ.
Chuyến đi trở về Macau đầu tiên chính là lúc đám tang gia đình anh trai Hà Du Quang.
Sau khi sống tại Mỹ suốt 7 năm và kiếm sống bằng việc bán những tác phẩm điêu khắc của mình, Hà Siêu Hiền đã trở về Hồng Kông thành lập một phòng tranh tại khu Lan Quế Phường.
Hà Siêu Hiền và chồng Peter Kjaer đã có 2 người con: Con trai Hà Gia Vinh (tên tiếng Anh là Stanley Ho Willers) và con gái Hà Gia Tình (tên tiếng anh là Ariel Ho Kjaer).
Trong đó người con gái được giới truyền thông đặc biệt chú ý sau khi tham dự đêm hội Le Bal des Débutantes xa hoa nhất hành tinh vào tháng 11/2009.
Hà Siêu Hiền và con gái Hà Gia Tình trong buổi thử trang phục cho dạ hội Bal des Débutantes.
Thừa hưởng nhiều dòng máu khác nhau, Hà Gia Tình có vẻ ngoài quyến rũ và lớn trước tuổi. Tuy nhiên, ít người biết được tính cách của cô khá rụt rè.
Vua sòng bài Macau lúc sinh thời nổi tiếng với sự hài hước. Khi Hà Gia Tình còn bé, ông chính là người đã đặt tên tiếng Hoa cho cô.
Hà Gia Tình chia sẻ, cái tên "Ariel" được lấy cảm hứng tên nữ chính trong phim hoạt hình "Nàng tiên cá" của Disney, nhưng vì lúc bé, cô khá mũm mĩm nên Hà Hồng Sân đã gọi cô là "Cá mập", đến khi trưởng thành, ông lại gọi cô là "Mỹ nhân ngư".
Mỗi khi Hà Gia Tình về Hồng Kông thăm gia đình, dù Vua sòng bài Macau bận rộn đến đâu cũng sẽ dành thời gian ăn tối cùng cháu gái.
Được biết, Hà Gia Tình từng trải qua ca phẫu thuật tim nên hiện tại trên cơ thể vẫn còn 1 vết sẹo dài từ ngực kéo dài đến rốn.
Khi vừa ra đời, bác sĩ đã phát hiện tim của cô có vấn đề, nếu không phẫu thuật để khâu vết hở trên tim, khi lớn lên sẽ khiến chỗ hở đó rộng dần ra.
Hà Gia Tình trở thành tâm điểm của dạ hội Bal des Débutantes năm 2009.
Lúc 3 - 4 tuổi, Hà Gia Tình thường chơi đùa cùng các cậu Hà Du Hanh và (hai con trai của bà Tư Lương An Kỳ).
Cả 3 đã thân thiết với nhau khi còn bé vì trạc tuổi, họ cùng chơi ô tô và đồ chơi xếp hình Lego. Sau khi định cư ở nước ngoài, mỗi khi có dịp về Hồng Kông, Hà Gia Tình sẽ rủ hai cậu Hà Du Hanh và Hà Du Quân đi chơi.
Tính cách Hà Gia Tình rất hiếu động, cô kể năm 14 tuổi đã đến Tháp Macau để chơi nhảy Bungee, khi sống tại Thụy Sĩ đã thường xuyên đi leo núi.
Biết con gái thích đi du lịch, Hà Siêu Hiền đã sắp xếp đi cùng con gái 2 lần/năm. Cô từng đến Hoàng Sơn và Ấn Độ.
Dù thích đùa và thích cười nhưng Hà Gia Tình lại là người đặc biệt nghiêm túc trong học hành. Cô muốn trở thành một nhà khoa học trong tương lai.
Hà Gia Tình lai từ nhiều dòng máu khác nhau.
Hà Gia Tình đã sống tại Mỹ từ năm lên 3 tuổi. Từ nhỏ cô đã say mê môn thể thao trượt băng, mỗi ngày cô thường trượt băng trước giờ đi học 2 tiếng và sau khi tan học sẽ trượt băng thêm 2 tiếng nữa.
Hà Gia Tình đã sớm tham gia các cuộc thi trượt băng nghệ thuật và giành được hơn 20 huy chương.
Hà Gia Tình từng kể lại một kỷ niệm với truyền thông: "Khi tôi lên 5 hoặc 6 tuổi, sau một cuộc thi kết thúc, mẹ đã rải một bó hoa hồng đỏ lên sân băng để chúc mừng chiến thắng của tôi.
Kết quả là tôi phải đi chậm từng bước một trên sân băng và nhặt từng cánh hoa hồng".
Hà Gia Tình còn vui vẻ chia sẻ, ông ngoại Hà Hồng Sân cũng là một người hâm mộ của cô: "Ông ngoại đã từng xem tôi trượt băng ở Hồng Kông và Macau.
Ông đã hết lời khen ngợi đôi chân dài và kỹ thuật trượt băng của tôi". Hà Hồng Sân từng muốn cháu ngoại đại diện Macau tham dự Thế vận hội Olympic nhưng lúc đó chân của Hà Gia Tình đã xuất hiện vấn đề tồi tệ.
Trượt băng quá thường xuyên khiến cô cao hơn những người bạn cùng tuổi nhưng cũng làm xương bị tổn thương nặng nề.
Chính vì thế, từ năm 14 tuổi, Hà Gia Tình đã hạn chế tham gia thi cử và chỉ xem trượt băng như một sở thích. Đã có lúc cô mắc bệnh trầm cảm vì quyết định này nhưng rồi phải chấp nhận sự thật.
Chơi trượt băng thường xuyên khiến đôi chân của cô bị tổn thương.
Sau khi chấp nhận thực tại, năm 2009, cô đã chuyển đến Thụy Sĩ để theo học một trường nội trú.
Chính vì thế, vào thời điểm cuối năm 2009, khi Hà Hồng Sân ngã tại nhà dẫn đến đột quỵ, Hà Gia Tình không thể về Hồng Kông kịp lúc. Tang lễ của Hà Hồng Sân kéo dài 3 ngày vừa qua cũng không có sự hiện diện của Hà Gia Tình.
Hiện tại, Hà Gia Tình vẫn định cư tại nước ngoài và không để tâm nhiều đến khối tài sản của ông ngoại Hà Hồng Sân hay việc kinh doanh sòng bài của gia tộc họ Hà.