Theo ấn phẩm NYT, mô hình của Tây Đức khi được chấp thuận gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương vào năm 1955, được các chính trị gia coi là một lựa chọn để cung cấp cho Ukraine "an ninh thực sự".
"Mô hình Tây Đức đang trở thành lựa chọn tối ưu như một cách để đảm bảo an ninh thực sự của Ukraine, ngay cả khi họ không giành lại toàn bộ lãnh thổ ngay lập tức", tờ báo Mỹ cho biết.
Giới chuyên gia cho rằng tình hình sắp tới phần lớn phụ thuộc vào cuộc phản công dự kiến của Ukraine - khi các cuộc tiếp xúc sẽ diễn ra sau đó, liệu có ngừng bắn lâu dài, biên giới có ổn định và thậm chí một cuộc đàm phán hòa bình có diễn ra hay không là câu hỏi gây đau đầu nhiều chính trị gia phương Tây.
"Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều lựa chọn khác nhau đã được cân nhắc về việc phải làm gì với nước Đức bị chiếm đóng và chia cắt, như tình hình hiện nay của Ukraine", tờ NYT nhấn mạnh.
Ukraine liệu có thể gia nhập NATO trong tình trạng đang có chiến sự?
Sự ủng hộ đối với việc tài trợ không giới hạn cho Kyiv đang giảm dần trong công chúng, không có đủ xe tăng, hệ thống phòng không và đạn dược mà Ukraine cần.
Các nhà phân tích được ấn phẩm NYT phỏng vấn lưu ý rằng Tây Đức là ví dụ điển hình về một quốc gia gia nhập NATO khi "các vấn đề lãnh thổ quan trọng chưa được giải quyết".
Mặc dù vậy, họ thừa nhận rằng trường hợp Ukraine có nhiều nét khác biệt, bởi vì Tây Đức vào thời điểm gia nhập Liên minh không có chiến tranh với Đông Đức và cả hai vùng lãnh thổ đều được công nhận là những quốc gia riêng biệt từ năm 1949.
Theo New York Times