Chàng trai "rối não" với 2 với câu hỏi về thành ngữ tiếng Việt

Đông |

Bạn có trả lời đúng được câu thành ngữ này không?

Tham gia chương trình Vua Tiếng Việt tập mới đây nhất, Nguyễn Quốc Huy (39 tuổi, Hà Nội) được giới thiệu là nhân viên kỹ thuật công tác tại Văn phòng Chính phủ. Anh Huy từng là cựu sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trong phần thi Phản xạ của chương trình, một trong những câu hỏi khiến anh Huy "rối não" liên quan đến kiến thức thành ngữ. Theo đó, chương trình đưa ra câu hỏi: "Ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen...", nhiệm vụ của anh Huy là phải điển một chữ thích hợp vào 3 chấm sao cho đúng với câu thành ngữ gốc.

Chàng trai "rối não" với 2 với câu hỏi về thành ngữ tiếng Việt- Ảnh 1.

Câu hỏi về thành ngữ mà anh Huy nhận được (Ảnh chụp màn hình)

Lúc đầu, Huy đưa ra đáp án là "miệng", nhưng đó không phải là đáp án chính xác của chương trình. Sau khi nhận được gợi ý của MC Xuân Bắc là một từ đồng nghĩa với "miệng", Huy đã đổi sang thành "mồm" và đây chính là đáp án chính xác của chương trình: "Ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm".

Theo từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhật mới nhất năm 2024, thành ngữ "Ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm" có nghĩa là những tật xấu lặp đi lặp lại, khó sửa chữa. Tật xấu dễ thành thói quen.

Từ điển - Nguyễn Lân chỉ ra, nếu muốn chê kẻ hay ngủ ngày và hay ăn vặt, thì bạn có thể sử dụng thành: "Cậu thực đúng như câu ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm".

PGS Phạm Văn Tình - cố vấn của chương trình, giải thích thêm từ "miệng" mà Huy đưa ra lúc đầu tiên sẽ đúng nếu như từ miệng đặt trong thành ngữ với nghĩa tương tự: "Ngủ ngày quen mắt, cắn chắt quen miệng". Từ "cắn chắt" ở đây khá khó bởi chỉ những ai ở nông thôn mới biết đến từ này.

Ngoài ra, trong phần thi của anh Huy cũng xuất hiện thêm một câu thành ngữ khá khó khiến anh Huy phải "chào thua": "Trâu béo... trâu gầy". Từ cần điền trong dấu "..." đó chính là động từ "kéo" để hoàn thiện câu: "Trâu béo kéo trâu gầy".

Chàng trai "rối não" với 2 với câu hỏi về thành ngữ tiếng Việt- Ảnh 2.

Câu hỏi thành ngữ khác khiến anh Huy bối rối (Ảnh chụp màn hình)

Về thành ngữ này, Đại Từ điển Tiếng Việt giải thích "Trâu béo kéo trâu gầy" nghĩa là bù trừ, đổ đồng cho nhau. Ví dụ: "Thôi thì trâu béo kéo trâu gầy, hơn thiệt thì cùng nhau chịu cả".

Còn Từ điển - Nguyễn Lân giải thích, thành ngữ này nghĩa là phần hơn bù phần kém. Chẳng hạn như: "Tính đổ đồng, trâu béo kéo trâu gầy".

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại