Chàng trai cầm bát ăn cơm của bố đi thẩm định, chuyên gia cau mày rồi choáng váng hỏi: “Can đảm thật, vậy mà cũng ăn ngon được?”

Chi Chi |

Gia đình thanh niên đã dùng chiếc bát sứ màu xanh này để ăn cơm suốt 20 năm qua mà không ngờ họ đã phạm phải một sai lầm lớn.

Trong một số phát sóng năm 2017 của chương trình Kiểm định bảo vật tại Trung Quốc, một người đàn ông đã mang đến một chiếc bát sứ nhờ nhóm chuyên gia thẩm định giá trị. Chàng trai này cho biết chiếc bát sứ có màu men xanh lục đẹp mắt từ trong ra ngoài này vốn là bát ăn cơm quen thuộc của bố mình suốt 20 năm qua. Ông vốn mua chiếc bát từ một tiệm đồ cổ dưới quê với giá rẻ. Thấy bát đẹp, chắc chắn nên bố anh đã dùng nó ăn cơm 2 bữa mỗi ngày suốt cả chục năm mà vẫn chưa bị hỏng.

Vài năm gần đây, vì hay theo dõi chương trình Kiểm định bảo vật và thấy trên chiếc bát của bố có in hoa văn chim và hoa rất tinh xảo, nghệ thuật, anh nảy sinh suy nghĩ liệu phải chăng chiếc bát nhà mình cũng là một bảo vật đồ cổ.

Khi chiếc bát sứ vừa được đưa đến chỗ nhóm chuyên gia, mọi người đã lập tức lật đáy bát lên xem. Đúng như dự đoán, dưới đáy bát có dòng chữ thể hiện xuất xứ của món đồ ghi: "Đại Minh, Năm Thành Hóa".

Vừa đọc xong dòng chữ này, họ chăm chú tiếp tục dùng đèn pin soi vào bát. Không khí chương trình đang hồi hộp thì một vị chuyên gia ngẩng mặt lên, nghiêm mặt nói: "Bố bạn can đảm thật! Dùng cái bát như thế này ăn cơm mà cũng thấy ngon được sao?"

Chàng trai cầm bát ăn cơm của bố đi thẩm định, chuyên gia cau mày rồi choáng váng hỏi: “Can đảm thật, vậy mà cũng ăn ngon được?” - Ảnh 1.

Nhóm chuyên gia tỏ thái độ choáng váng trước món đồ thẩm định

Lời nói có phần gay gắt và nghiêm trọng của chuyên gia đã khiến chàng trai lẫn khán giả đều ngơ ngác khó hiểu. Sau đó, chuyên gia mới giải thích đây là chiếc bát sứ thời Thành Hóa, tức thời vua Minh Hiến Tông (1464 - 1487) của nhà Minh. Nó đã có tuổi đời hơn 600 năm nên là một đồ cổ "không phải dạng vừa".

Nhưng như vậy chưa phải là hết, chiếc bát không phải chỉ là bát sứ thông thường mà là loại sứ xanh cực kỳ hiếm có, chỉ được sản xuất một số lượng nhỏ dưới thời nhà Minh mà thôi. 

Dựa vào hoa văn chim phượng và hoa mẫu đơn được chạm khắc trên thành bát, có thể khẳng định đây hẳn là bát ăn cơm của vua chúa hoặc vị quý tộc xưa.

Chàng trai cầm bát ăn cơm của bố đi thẩm định, chuyên gia cau mày rồi choáng váng hỏi: “Can đảm thật, vậy mà cũng ăn ngon được?” - Ảnh 3.

dòng chữ trên đáy chiếc bát sứ xanh

Chuyên gia nhìn chàng trai tỏ vẻ tiếc nuối: "Món đồ sứ quý như vậy, các nhà sưu tầm chỉ dám cất trong tủ kính để chiêm ngưỡng mà thôi, vậy mà nhà bạn lại đem ra ăn cơm suốt 20 năm. Chính vì vậy mà chiếc bát đã bị cọ rửa, tiếp xúc chất tẩy hóa học nhiều lần nên họa tiết trên thành bát và chất lượng sứ đã bị hao mòn dần đi, làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của bảo vật."

Cũng chính vì vô tư dùng bát cổ quý giá làm bát ăn cơm bao năm, hiện tại các chuyên gia định giá chiếc bát "chỉ" còn 300.000 NDT (khoảng 1,2 tỷ VNĐ) mà thôi. Nếu ngay từ đầu giữ gìn bát cẩn thận thì chắc chắn giá trị của nó phải cao hơn rất nhiều. Thông tin này đã khiến khán giả trong trường quay đều lắc đầu tiếc nuối thay gia đình người đàn ông.

Tuy nhiên, sau khi nghe xong, anh chàng đem chiếc bát tới không quá tỏ ra hối hận mà vẫn rất vui vẻ vì phát hiện thú vị của mình. Anh cho biết có lẽ khi đem bát về nhà và kể với bố mình câu chuyện, ông cũng sẽ cất bát đi, trưng bày trong tủ kính phòng khách chứ cũng không đem bán lấy tiền.

Chàng trai cầm bát ăn cơm của bố đi thẩm định, chuyên gia cau mày rồi choáng váng hỏi: “Can đảm thật, vậy mà cũng ăn ngon được?” - Ảnh 5.

Lỡ dùng bảo vật ăn cơm hằng ngày, thanh niên cho biết không tiếc nuối cho lắm

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại