Chàng trai 22 tuổi thành triệu phú nhờ bán bộ ảnh selfie "5 năm 1 biểu cảm" nhạt toẹt của mình

ĐỨC 2 XÍCH |

Theo Ghozali, anh đã tự chụp ảnh mình trong 5 năm – trong độ tuổi từ 18 đến 22 – như một cách để nhìn lại chặng đường trưởng thành của mình.

Một sinh viên đại học người Indonesia đã trở thành triệu phú khi bán các phiên bản mã thông báo không thể thay thế (NFT) ảnh tự chụp của mình trên thị trường OpenSea NFT.

Sultan Gustaf Al Ghozali - một sinh viên khoa học máy tính 22 tuổi đến từ Semarang, Indonesia đã chuyển đổi và bán gần 1.000 bức ảnh selfie dưới dạng NFT. Theo Ghozali, anh đã tự chụp ảnh mình trong 5 năm - trong độ tuổi từ 18 đến 22 - như một cách để nhìn lại chặng đường trưởng thành của mình.

Chàng trai 22 tuổi thành triệu phú nhờ bán bộ ảnh selfie 5 năm 1 biểu cảm nhạt toẹt của mình - Ảnh 1.
Chàng trai 22 tuổi thành triệu phú nhờ bán bộ ảnh selfie 5 năm 1 biểu cảm nhạt toẹt của mình - Ảnh 2.
Chàng trai 22 tuổi thành triệu phú nhờ bán bộ ảnh selfie 5 năm 1 biểu cảm nhạt toẹt của mình - Ảnh 3.

Hình ảnh anh chàng Sultan Gustaf Al Ghozali

Vào ngày 10/1/2022, Sultan đã biến những bức ảnh đó thành NFT và đưa lên sàn OpenSea.

Cho tới ngày 14/1, giá sàn của một hình ảnh trong bộ sưu tập đạt 0.24 ETH (khoảng 17.8 triệu đồng). Tổng lượng giao dịch các NFT trong bộ sưu tập trên sàn OpenSea đạt 321 ETH, tương đương 1 triệu USD.

Các bức ảnh tự chụp của Ghozali được chụp khi ngồi hoặc đứng trước máy tính của anh ấy, sau đó được chuyển đổi thành NFT và tải lên OpenSea vào tháng 12 năm 2021. Sultan đặt giá cho mỗi bức ảnh NFT là 3 đô la mà không mong đợi sự quan tâm từ những người mua nghiêm túc.

Chàng trai 22 tuổi thành triệu phú nhờ bán bộ ảnh selfie 5 năm 1 biểu cảm nhạt toẹt của mình - Ảnh 5.

Trang bán ảnh của Sultan Gustaf Al Ghozali

Tuy nhiên, Sultan cho biết cậu mong những người mua sẽ không sử dụng ảnh vào việc bôi nhọ danh dự, chế cháo linh tinh nhằm ảnh hưởng tới danh tiếng của Sultan.

NFT, viết tắt của Non-Fungible Token (tài sản không thể thay thế) là một nội dung số (digital content) được xây dựng trên hệ thống chuỗi khối - blockchain, tương tự như Bitcoin hay Ethereum.

Vậy nên, khi "mua" một bức tranh NFT, không có nghĩa là bạn mang một bức tranh về treo ở phòng khách, mà bạn đã "mua" quyền sở hữu của tác phẩm đó.

Nguồn: LadBibble

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại