Một vụ nổ bom hạt nhân sẽ tạo ra sự tàn phá vô cùng đáng sợ, không chỉ phá hủy các tòa nhà hay công trình, nhà cửa, xe cộ... những sinh vật sống như con người, động vật, cây cối cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng dù có may mắn thoát chết hay không.
Nếu gặp vụ nổ hạn nhân, hãy thực hiện lời khuyên của chuyên gia: Đừng chui vào xe!
Một vụ nổ hạt nhân sẽ phá hủy trên diện rộng. Ảnh Internet.
Trên thực tế, có tới 14.900 vũ khí chứa hạt nhân đang tồn tại trên khắp thế giới và đối với nước Mỹ, nguy cỡ khủng bố hạt nhân luôn tiềm ẩn khiến chính phủ xếp nó đầu tiên trong 15 kịch bản thảm họa (disaster scenarios) có thể xảy ra
Những giả thuyết và cả phương án để hạn chế thương vong, thậm chí là cách xử lý tình huống hay phương pháp tồn tại sau một vụ nổ hạt nhân cũng được phổ biến cho mọi người dân Mỹ.
Không ai có thể đổ lỗi cho bạn vì đã hoảng sợ cũng như làm những điều ngốc nghếch sau thảm họa này, thế nhưng có một điều mà các chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối không nên làm, đó là chui vào một chiếc xe ô tô!
Không nên chui vào một chiếc xe! Ảnh Internet.
Lẽ thường như trong các bộ phim về thảm họa, bạn cố gắng chui vào xe càng nhanh càng tốt, đóng cửa lại và chạy hết tốc lực nhằm tránh khỏi nơi xảy ra thảm họa. Thê nhưng điều này hoàn toàn là sai lầm nếu một vụ nổ hạt nhân xảy ra.
Nhà vật lý học sức khỏe và chuyên gia phóng xạ Brooke Buddemeier làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (Lawrence Livermore National Laboratory) khuyên bạn "Don't get in your car," (Đừng chui vào xe).
Cũng như đừng cố gắng lái chúng hay xem chúng là nơi trú ẩn vì nghĩ rằng kim loại và kính có thể bào vệ được bạn trước các bức xạ.
Vậy phải xử lý như thế nào?
Không lái xe sau vụ nổ là một hành động thông minh vì khi đó, môi trường xung quanh đang tràn ngập tia bức xạ nguy hiểm, nhiều mảnh vỡ hay đường bị kẹt do xác người, xe cộ chất đống. Mà đáng sợ hơn cả chính là bụi phóng xạ!
Hãy tìm nơi trú ẩn vững chắc và ở yên càng lâu càng tốt. Ảnh Internet.
Đó là một hỗn hợp phức tạp sản sinh do quá trình phân rã hạt nhân, hay đồng vị phóng xạ, chúng phát ra các tia phóng xạ bước sóng cực ngắn như tia gamma, mang năng lượng rất cao và nguy hiểm.
Những tia này sẽ xâm nhập cơ thể và phá hủy tế bào, khiến bạn bị nhiễm phóng xạ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Buddemeier cho hay: "Nó cũng tác động hệ thống miễn dịch và suy yếu khiến khả năng đề kháng".
Chỉ có những vật có độ dày và mật độ phân tử (khối lượng riêng) lớn mới có thể ngăn chặn những tia bức xạ nguy hiểm này.
"Một quả cầu lửa từ một vụ nổ 10 kiloton vô cùng nóng, nó sẽ bắn thẳng lên cao và trải rộng trên diện tích 161 km mỗi giờ".
Kéo theo đó là bụi phóng xạ và các mảnh vỡ, chúng sẽ ở lại trong đất đa, xi măng, kim loại hay bất cứ thứ gì chúng gặp trên đường, trong đó tia gamma có thể tác động trong bán kính 8 km, kể cả khu vực trên không.
Do đó, ngoài một phần bụi phóng xạ rơi xuống, phần còn lại sẽ bị cuốn theo bởi các cơn gió trước khi mưa đưa chúng đi khắp nơi.
Sức tàn phá của vụ nổ hạt nhân là vô cùng đáng sợ. Ảnh Internet.
Vì vậy, việc bỏ chạy thật nhanh trên một chiếc xe có vẻ là một hành động vô ích, hơn nữa chất liệu của những chiếc xe cũng không đủ dày để bảo vệ bạn khỏi sự thâm nhập của các tia bước sóng ngắn như gamma.
Thay vào đó, Brooke Buddemeier khuyên bạn nên ở yên ở một nơi trú ẩn với chất liệu đủ dày (robust structure) nhằm tránh tác động của tia phóng xạ. Câu thần chú mà ông khuyên mọi người đó là "go in, stay in, tune in" (Vào trong và ở yên đó).
Dù vụ nổ đã qua những bạn phải ở yên trong thời gian từ 12 đến 24 giờ, đừng vội chạy ra ngoài vì lúc này nguy hiểm ở xung quanh bạn mà bạn lại không thể nhìn thấy hay cảm nhận được.
Điều này cũng giúp nồng độ tia phóng xạ trong môi trường giảm đi. Việc tìm một nơi trú ẩn chắc chắn hơn cũng được các chuyên gia khuyên mọi người,
Bài viết được dịch từ nguồn: Sciencealert.com