Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung

HOÀNG TUÂN |

Trong khi cư dân mạng đang bị những nam thần trong bộ phim Diên Hy Cung Lược đốn tim, thì một tấm ảnh được cho là chân dung của Càn Long, Phó Hằng và Hoằng Trú trong lịch sử lại được chia sẻ ầm ầm khiến chị em giật mình đặt câu hỏi ''Liệu đây có phải là sự thật không?''.

Thời gian gần đây, từ khóa ''Diên Hy Cung Lược'' liên tục được tìm kiếm trên mạng xã hội bởi vì bộ phim bộ phim này đang gây tiếng vang bởi sự thể hiện xuất sắc trong từng cảnh quay, phân đoạn. 

Không chỉ vậy, dàn diễn viên toàn trai xinh gái đẹp cũng đốn gục trái tim người hâm mộ nhất là các bạn nữ hay mơ mộng. 

Trong bộ phim này, vai diễn Phú Sát Phó Hằng do nam diễn viên sinh năm 1995 Hứa Khải đảm nhiệm, vua Càn Long do nam diễn viên sinh năm 1978 Nhiếp Viễn thủ vai, còn vương gia Hoằng Trú thì do nam diễn viên sinh năm 1992 tên Hồng Nghiêu đóng.

Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 1.

Từ trái qua phải, soái ca Phú Sát Phó Hằng, vua Càn Long, Hoằng Trú trong phim Diên Hy Cung Lược.

Mới đây, một vài fanpage lớn truyền tay nhau chia sẻ một bức ảnh chụp lại ba người đàn ông Trung Quốc kèm theo lời chia sẻ: ''Từ trái qua phải, soái ca Phú Sát Phó Hằng, vua Càn Long, Hoằng Trú''. 

Chính từ bức ảnh và những lời chia sẻ này, mà cư dân mạng hiểu lầm đây chính là ảnh thật của ba người vua Càn Long, Phú Sát Phó Hằng và Hoằng Trú.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì được biết vua Càn Long mất năm 1799 thọ 87 tuổi, còn bức ảnh đầu tiên được chụp bởi loài người xuất hiện khoảng năm 1826 - 1827, đến khoảng năm 1838 có bức ảnh đầu tiên hoàn thiện vì vậy vua Càn Long không thể xuất hiện trong bức ảnh này.

Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 2.

Bức ảnh được lan truyền dữ dội trên MXH nhưng đáng tiếc lại là đồ "fake".

Vậy bức ảnh này được chụp vào thời gian nào? Sau khi tìm nguồn gốc, thì được biết bức ảnh này được lưu trữ tại thư viện của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (London Natural History Museum). 

Nội dung của bức hình như sau: "Ba người đàn ông Trung Quốc, tay cầm quạt. Được chụp tại Trung Quốc trong cuộc viễn dương của tàu HMS Challenger trong khoảng thời gian từ năm 1872 - 1876. 

Chuyến thám hiểm khoa học này do Hiệp hội Hoàng gia (Royal Society) tổ chức, kéo dài bốn năm nhằm khảo sát các đại dương trên toàn thế giới. 

Trên con tàu này được trang bị một buồng tối giúp nó ghi lại ảnh của các dân tộc, con người và miền đất mỗi nơi nó đi qua…".

Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, thì thời gian năm 1872 - 1876 thì ứng với giai đoạn trị vì của Thanh Mục Tông - Đồng Trị Hoàng đế. 

Như vậy, 3 người trong bức ảnh này không phải vua Càn Long, Phú Sát Phó Hằng và Hoằng Trú trong bộ phim ''Diên Hy Cung Lược'' mà chỉ là dân thường hoặc quan lại địa phương thuộc một tỉnh của Trung Quốc thời đó.

Chính vì vua Càn Long sinh thời chưa hề có khái niệm máy ảnh, vì vậy nên chân dung của ông và những người trong cung chỉ được truyền lại bằng hình thức vẽ tay, dưới đây là một số hình ảnh tư liệu như sau:

Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 3.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 4.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 5.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 6.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 7.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 8.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 9.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 10.
Chân dung thật của vua Càn Long, Phú Sát Hằng, Hoằng Trú và cung tần mỹ nữ ở hậu cung - Ảnh 11.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại