Cha mẹ thông thái không chỉ dạy con lễ độ mà còn trau dồi cho cho con kỹ năng sống: Dạy trẻ chuyện tiền bạc không bao giờ là quá sớm

Thuỳ Anh |

Các bậc phụ huynh thường chú trọng vào việc cho con học kiến thức trên sách vở, tuy nhiên lại bỏ qua một kỹ năng quan trọng đó là quản lý tiền bạc. Điều này vô tình gây ra những trở ngại cho con cái trong quá trình trưởng thành.

Chị Vương năm nay 53 tuổi, sắp đến tuổi nghỉ hưu. Điều khiến chị lo lắng suốt thời gian qua là con trai lớn đã đi làm rồi nhưng tiền lương hàng tháng lại không đủ tiêu, mỗi khi đến ngày trả nợ thẻ tín dụng, anh ta lại gọi điện cho mẹ để đòi tiền.

Chị than phiền rằng mình rất ân hận khi không giáo dục về quản lý tài chính cho con từ khi còn nhỏ. Vì vậy khi lớn lên, người con trai không biết cách tiêu tiền hợp lý.

Trên thực tế, nhiều gia đình dè chừng trong việc nói về tiền bạc với con cái. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại chất lượng cuộc sống đi lên mỗi ngày. Do đó, việc chuẩn bị cái nhìn đúng đắn về đồng tiền đối với trẻ là một vấn đề rất quan trọng.

Ai cũng sẽ phải tiếp xúc với tiền bạc trong cuộc sống. Một đứa trẻ được giáo dục từ sớm thì trong tương lai, khi trưởng thành, chúng có cách quản lý tiền bạc hiệu quả và dễ thành công hơn.

1. Nói chuyện về tiền bạc với trẻ em đúng cách

Có một người mẹ đưa con trai 6 tuổi đến công viên giải trí. Trước cổng khu vui chơi có nhiều người bán đồ ăn vặt. Cậu con trai thích ăn vặt nhưng bị mẹ từ chối. Ngay lúc đó, một người mẹ khác chạy đến và mua rất nhiều đồ ăn vặt cho đứa con của mình.

Chứng kiến cảnh này, cậu bé kia hỏi mẹ: "Mẹ ơi, sao cô ấy mua đồ ăn vặt cho bạn mà mẹ không mua cho con? Gia đình chúng ta hết tiền rồi sao?".

Cha mẹ thông thái không chỉ dạy con lễ độ mà còn trau dồi cho cho con kỹ năng sống: Dạy trẻ chuyện tiền bạc không bao giờ là quá sớm - Ảnh 1.

Hình minh họa (Ảnh: Wealth Gang)

Người mẹ giải thích rằng tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng không phải thứ gì cũng đáng mua. Thực ra, mẹ không mua quà vặt cho cậu không phải vì nhà họ không có tiền mà vì những món ăn vặt đó không có lợi cho sức khỏe.

Trên thực tế, trẻ nhỏ sẽ tiếp thu được nhiều hơn khi chúng ta giải thích nghiêm túc. Tất cả những thứ liên quan đến tiền bạc trong cuộc sống hàng ngày đều là cơ hội để giáo dục con cái về quản lý tài chính. Quan điểm của trẻ về tiền bạc được phát triển trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta có thể nói với con cái về các khoản chi tiêu ở nhà. Ví dụ như tiền điện nước hàng tháng, phí quản lý tài sản. Thông qua những khoản này, bạn có thể cho con cái biết mình cần tiêu tiền vào đâu.

2. Cho trẻ tiền tiêu vặt và dạy trẻ sử dụng tiền đúng cách

Ngoài việc sử dụng các tình huống trong cuộc sống để giáo dục, chúng ta cũng có thể dạy con tiêu tiền hợp lý bằng cách cho trẻ tiền tiêu vặt. Cần lưu ý là việc cho tiền tiêu vặt không phù hợp với những đứa trẻ còn quá nhỏ. Các bậc phụ huynh cần phải đợi cho đến khi con có hiểu biết nhất định về tiền mới có thể áp dụng phương pháp này.

Đối với trẻ được vài tuổi, chúng ta có thể yêu cầu trẻ trả tiền khi mua đồ để trẻ hiểu được công dụng của tiền.

Thông qua các khoản "trợ cấp" định kỳ, chúng ta có thể giúp trẻ hiểu rằng tiền không phải là vô tận và chúng không thể mua bất cứ thứ gì mình muốn. Để có được thứ yêu thích, con phải quản lý tiền hợp lý và có kế hoạch.

Khi cho trẻ tiền tiêu vặt, có một số điều chúng ta cần lưu ý.

Cha mẹ thông thái không chỉ dạy con lễ độ mà còn trau dồi cho cho con kỹ năng sống: Dạy trẻ chuyện tiền bạc không bao giờ là quá sớm - Ảnh 3.

Hình minh họa (Ảnh: Entrpreneur)

Điểm đầu tiên: Cho bao nhiêu. Chúng ta có thể thảo luận về số tiền này với con cái. Ví dụ, đối với trẻ còn ở độ tuổi tiểu học, cha mẹ có thể hướng dẫn con lập danh sách các khoản cần phải chi, khoản nào cần thiết, khoản nào có thể mua được hoặc không, và cái nào không. Sau khi trao đổi rõ ràng về những khoản này, bạn có thể đưa ra một con số cụ thể.

Điểm thứ hai: Bao lâu cho tiền một lần. Thời gian cho tiền định kỳ cần được thống nhất rõ ràng. Điều này có thể căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ. Nếu con có thể sử dụng tiền có kế hoạch thì cha mẹ có thể cho con tiền đều đặn hàng tháng. Nếu trẻ có thói quen tiêu tiền trong một lần thì nên áp dụng cho tiền một lần mỗi ngày. Điều cốt yếu là giúp trẻ hình thành thói quen tiêu dùng hợp lý.

Điểm thứ ba: Dạy trẻ biết quản lý quỹ chi tiêu. Bạn có thể chuẩn bị cho con một cuốn sổ để ghi lại mọi chi tiêu. Sau một thời gian, chúng ta có thể ngồi lại phân tích các khoản đã bỏ ra để xem tiền tiêu vặt được sử dụng vào đâu và có hợp lý hay không. Bằng cách này, các bé sẽ dần biết nên mua loại nào và loại nào không, tạo nền tảng cho việc phát triển thói quen tiêu dùng đúng đắn sau này.

Điểm thứ tư: Hướng dẫn trẻ tiêu tiền vào những việc có ý nghĩa. Ví dụ, bạn có thể gợi ý cho con sử dụng tiền tiêu vặt của mình để chuẩn bị một món quà sinh nhật cho ai đó. Bạn cũng có thể nhắc con quyên góp một phần số tiền mình dành dụm được cho những người cần giúp đỡ. Điều này còn có tác dụng giúp trẻ phát triển lòng tốt và hiểu được giá trị của việc giúp đỡ người khác.

Kết luận

Chuyên gia tài chính nổi tiếng Robert Kiyosaki cho biết: "Nếu bạn không dạy con về tiền bạc, bạn có thể là chủ nợ hoặc người hủy hoại con trong tương lai".

Là cha mẹ, việc giáo dục về tài chính cho con cái không chỉ cần thiết mà còn rất quan trọng. Vì cuộc sống của mỗi người không thể tách rời việc giao dịch, vậy tại sao chúng ta không giáo dục con cái về tài chính sớm hơn?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại