"Mày cư xử y hệt mẹ mày!"
Việc liên tưởng hành vi của con với hành vi của người khác khác không giúp trẻ nhận ra sai lầm của mình.
Kể cả những câu nói nhẹ nhàng hơn như "Tại sao con không ngồi yên giống chị?" cũng có thể phản tác dụng. Vì vậy, hãy tôn trọng tinh thần độc đáo riêng của trẻ, cho trẻ biết chúng có bản sắc riêng của mình.
"Mày chỉ giỏi gây phiền phức!"
Gán con với những biệt danh như "quỷ nhỏ" hay "đồ khôn lỏi" có thể khiến con càng nghịch ngợm hơn.
Kể cả những tên gọi mang tính tích cực như "đứa trẻ giỏi thể thao" hay "ngôi sao toán học" cũng ảnh hưởng tới cách con nhận thức về giá trị bản thân. Do đó, đừng bao giờ đóng khung con bằng những biệt danh nhất định.
"Nín ngay, không thì biết tay tao!"
Bạn kỷ luật trẻ vì hành vi của chúng, chứ không phải vì cảm xúc. Trẻ cần biết rằng chúng được phép bộc lộ cảm xúc của mình, nhưng hành vi sai trái là không chấp nhận được.
Nếu trẻ khóc vì buồn, đừng bắt trẻ phải vui lên.Tuy nhiên, nếu trẻ la hét và tỏ ra khó chịu, hãy nghiêm túc kỷ luật trẻ. Sau đó, bạn nên dạy con mình cách đối phó với những cảm xúc khó chịu trong tương lai.
"Con đã học được bài học nhớ đời chưa?"
Kỷ luật trẻ để trẻ học được từ lỗi sai của bản thân, không phải là để trẻ cảm thấy xấu hổ vì gây tội. Thay vì hỏi như trên, hãy hỏi trẻ "Lần sau con nên làm thế nào?" để đảm bảo trẻ cư xử tử tế hơn trong tương lai.
"Cừ chờ bố mày về nhà thì biết tay!"
Câu này khiến con nhầm tưởng rằng, chỉ có bố mới là người nghiêm khắc, còn mẹ thì không. Mỗi khi con làm sai, bạn nên giải quyết và kỷ luật trẻ ngay lập tức.
"Cuối cùng con cũng hiểu được rồi. Nhẽ ra lúc nào con cũng phải như vậy chứ?"
Đừng bao giờ mỉa mai con bằng cách giả vờ khen, vì điều này chỉ khiến con cảm thấy bị xúc phạm và không đem lại tác dụng gì cả. Hãy khen trẻ thật lòng mỗi khi trẻ làm điều tốt.
"Mày đang làm tao điên lên đấy!"
Các bậc phụ huynh ngôn ngoan sẽ không bao giờ bắt trẻ chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ. Bạn phải tự biết cách kiểm soát suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của mình. Thay vào đó, hãy nói rằng, "Bố mẹ không thích cách con cư xử ngày hôm nay."
"Đừng cãi!"
Bất cứ cuộc bàn luận nào cũng phải đến từ hai phía. Nếu bạn cấm con không được cãi, bất đồng sẽ không thể được giải quyết. Thay vào đó, hãy ngồi xuống, bình tĩnh giảng giải cho con về lỗi sai và cảnh cáo một cách nhẹ nhàng.
"Tao sẽ không nói lại lần nữa đâu!"
Khẳng định sẽ không nhắc nhở nữa nhưng rồi vẫn nhắc nhở là thói quen xấu của nhiều bậc phụ huynh.
Điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu, khiến trẻ nghĩ rằng chúng không cần vâng lời ngay lập tức.
Nếu trẻ vẫn phạm sai lầm sau khi bạn nhắc nhở, hãy cảnh cáo chúng về lần tiếp theo và nghiêm khắc kỷ luật trẻ như bạn đã nói.