CEO SuZu Group Trần Đình Bảo: "Quản lý nhân sự luôn là bài toán khó của doanh nghiệp"

Ánh Dương |

Bài toán làm sao để quản lý nhân sự một cách hiệu quả, vừa khai thác tốt tiềm lực con người vừa đảm bảo sử dụng tốt chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp vừa startup.

Nhân sự bình thường với lương thấp hay nhân sự giỏi với lương cao?

Câu hỏi về mặt chất lượng đầu vào của nhân sự luôn hiện hữu mỗi khi các công ty có nhu cầu tuyển dụng.

Đối với các statup chưa có nhiều chi phí, việc trả lương thấp xem ra có vẻ như là lý tưởng nhưng như vậy sẽ tốn nhiều thời gian vào việc đào tạo nhân sự để đáp ứng; ngược lại, "chịu chi" sẽ mang lại những đảm bảo là công việc hoàn thành tốt và gần như kỳ vọng.

Chia sẻ về câu hỏi này, anh Trần Đình Bảo chia sẻ: "Đối với các startup không có nhiều chi phí, tôi vẫn khuyên là nên sử dụng nhân sự ở mức vừa phải, lương không cao và cũng không cần quá giỏi, nhưng điều quan trọng là làm cho họ có cảm giác muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Kiến thức có thể đào tạo thêm, còn lòng trung thành thì không".

"Đắc nhân tâm là cuốn sách tôi tâm đắc vì một lãnh đạo giỏi là người phải hiểu được nhân sự của mình đang giỏi/dở điểm nào và hành xử với họ phù hợp.

Tôi xem mọi nhân viên bên dưới như anh em trong nhà, tìm hiểu đến hoàn cảnh từng gia đình của họ, thậm chí có số điện thoại của phụ huynh, không hề tạo khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo.

Các vấn đề trong cuộc sống, tôi cũng sẵn sàng đưa ra lời khuyên và cách giải quyết. Bằng cách đó, các bạn cảm thấy có sự gắn bó với tổ chức, lúc đó không còn là câu chuyện "đi làm lấy lương" mà tất cả đồng cam, cộng khổ cùng nhau vì mục đích lớn hơn.

Nhân sự chất lượng cao chỉ nên làm vai trò từ Manager trở lên để kiểm soát các bạn bên dưới.

Làm sao để khai thác tối đa nhân sự để mang lại hiệu quả công việc?

Anh Trần Đình Bảo cũng chia sẻ, để khai thác tối đa hiệu quả công việc của nhân sự, anh áp dụng nguyên tắc "Điểm danh". Đây cũng là nguyên tắc mà anh đào tạo lại các Manager bên dưới để quản lý được nhân viên.

"Điểm danh" tức là vào mỗi buổi sáng đầu ngày, người lãnh đạo sẽ "gọi tên" từng nhân viên bên dưới, tự đặt câu hỏi là hôm nay họ sẽ làm gì, như thế nào, kết quả cuối ngày mong muốn đạt được những gì.

Nếu như không thể tự trả lời được câu hỏi đó một cách rõ ràng mà vẫn qua loa, mập mờ thì chứng tỏ lãnh đạo chưa sâu sát và nắm được rõ ràng công việc của nhân viên, hoặc nhân viên đang bị "lạc trôi", không xác định được từng đầu mục công việc cụ thể.

Bằng cách đó, lãnh đạo sẽ không bỏ lỡ được bất kỳ nhân sự nào khỏi "tầm ngắm" của mình, nhân sự cũng vì đó mà cảm thấy "áp lực" vì được chú ý chặt chẽ, từ đó không làm việc lan man, cố gắng hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất.

Một điều nữa, tôi đòi hỏi các bạn Manager phải nắm được chi tiết nhất về công việc mà các bạn đang quản lý.

Nhiều bạn ở vai trò quản lý đang lâm vào tình trạng "việc gì cũng biết nhưng chi tiết thì không" nên khi đi sâu vào để hỗ trợ giải quyết vấn đề cho nhân sự bên dưới, họ gặp nhiều lúng túng do trong tay không có dữ liệu, không có tầm nhìn và kiến thức. Nguyên tắc "Điểm danh" sẽ giúp khắc phục việc này.

Một khi đã thực hiện được việc "Điểm danh" mỗi ngày, các bạn sẽ cảm thấy mình bỗng dưng "rảnh rỗi", không lo lắng vì không đánh giá được tình hình hiện tại của team, từ đó có thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức khác, gia tăng hiệu quả công việc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại