Ông nhấn mạnh rằng việc quản lý ngân sách thiếu thận trọng này làm tăng nguy cơ khiến thị trường gián đoạn. Dimon nhấn mạnh, tác động trong thời gian dài của tình trạng chi tiêu này có nguy cơ khiến nhà đầu tư quốc tế mất niềm tin và từ đó có thể dẫn đến việc đồng USD mất giá.
Trong phân tích của mình, Jamie Dimon cũng cảnh báo về những hậu quả kinh tế quy mô lớn hơn. Ông nêu ra một kịch bản mà nền kinh tế Mỹ có thể phải trải qua những cú sốc khá lớn do cuộc khủng hoảng được dự đoán trước này. Niềm tin của thị trường toàn cầu vào USD, trụ cột của sự ổn định tài chính quốc tế, có thể bị lung lay nghiêm trọng.
Do đó, thị trường không nên chủ quan trước những cảnh báo này của JPMorgan, vì chúng nêu bật những điểm yếu hiện tại của nền kinh tế Mỹ và sự cần thiết phải cải cách tài chính nghiêm ngặt để tránh kịch bản tiêu cực như vậy.
Dimon chỉ ra một số yếu tố quan trọng làm tình hình kinh tế Mỹ càng gặp khó khăn hơn và đe dọa sự ổn định của đồng USD. Trong số đó, ông nhấn mạnh đến tình trạng lạm phát đình trệ, khi kinh tế chứng kiến lạm phát và thất nghiệp đều ở mức cao, gây ra tình trạng kinh tế giảm tốc. Ông cảnh báo rằng áp lực lạm phát, kết hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, có thể dẫn đến thời kỳ đình trệ kéo dài, khiến các điều kiện kinh tế càng trở nên khó quản lý hơn đối với Mỹ.
Hơn nữa, CEO của JPMorgan nhấn mạnh về mối đe dọa phi đô la hóa ngày càng tăng. Đặc biệt, các nước BRICS đang tích cực tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, bằng cách phát triển các lựa chọn thay thế cho thương mại quốc tế và dự trữ tiền tệ. Phong trào phi đô la hóa do BRICS dẫn đầu có thể làm sụt giảm dần nhu cầu toàn cầu đối với đồng USD, do đó làm suy yếu vị thế thống trị của đồng bạc xanh trên thị trường tài chính quốc tế.
Jamie Dimon cho rằng những động lực này, cùng với việc quản lý ngân sách không đủ sát sao, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc đối với đồng USD, dẫn đến những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.
Nếu cuộc khủng hoảng mà JPMorgan dự đoán trở thành hiện thực, nó có thể gây ra hậu quả sâu sắc cho nền kinh tế toàn cầu. Việc niềm tin vào đồng USD giảm sút có thể đẩy mạnh biến động trên thị trường tài chính.
Trong khi đó, ngân hàng này cũng dự báo rằng thị trường chứng khoán Mỹ có nguy cơ chứng kiến sự sụp đổ. Bất chấp đà tăng, JPMorgan vẫn thận trọng với diễn biến của S&P 500 và lưu ý rằng mức giảm 20% có thể xảy ra.
Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ cho biết, 20 cổ phiếu lớn nhất của thị trường này đã tăng hơn 27% từ đầu năm đến nay và vượt trội so với S&P 500 - vốn tăng gần 16% so với đầu năm. 20 cổ phiếu lớn nhất thị trường chứng khoán Mỹ cũng vượt qua đà tăng của Russell 2000 - chỉ tăng 1,73% so với đầu năm.
JPMorgan cho biết một đợt điều chỉnh mạnh có thể ảnh hưởng đến 20 cổ phiếu này và khiến thị trường chao đảo. Ngân hàng cũng cảnh báo, S&P 500 có thể giảm xuống mức thấp là 4.200 điểm, tương đương 23%. Nếu thị trường chứng khoán Mỹ giảm 23% như dự đoán của JPMorgan, đồng tiền tệ của các quốc gia BRICS sẽ mạnh lên trên thị trường ngoại hối.
Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ nỗ lực tránh sự sụp đổ như dự báo, BRICS có thể tạo ra tác động mạnh hơn khi nỗ lực tách rời đồng USD.
Sự suy yếu của đồng USD vốn là điều mà BRICS muốn chứng kiến khi thúc đẩy hoạt động thương mại bằng đồng nội tệ. JPMorgan cho biết, USD có thể sẽ giảm giá trong vài thập kỷ tới và BRICS có thể tận dụng đà sụt giảm này.
Trong bối cảnh đó, một lĩnh vực lớn của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng trước nỗ lực phi đô la hoá đó là tài chính ngân hàng. Các ngân hàng trên khắp nước Mỹ sẽ phải thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo vệ triển vọng của đồng USD. Hơn nữa, các cặp tiền tẹ mới có thể chiếm vị trí trung tâm trên thị trường ngoại hối, điều này càng gây áp lực lên đồng USD.
Ngoài ra, các ngân hàng cho vay hàng triệu USD trên toàn cầu và số tiền được giải ngân đó có thể sẽ sụt giảm đáng kể trong trường hợp BRICS đạt được mục tiêu phi đô la hoá. Do đó, đồng USD sẽ gặp khó khăn trong cơ chế cung cầu và các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Nếu lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ bị ảnh hưởng đầu tiên thì “nạn nhân” tiếp theo sẽ là lĩnh vực tài chính. Ngành này có quy mô rất lớn, liên quan đến hàng tiêu dùng, bán lẻ, công nghệ và fintech cùng nhiều lĩnh vực khác. Thậm chí, tình trạng siêu lạm phát sẽ diễn ra ở Mỹ.
Trong viễn cảnh đó, hoạt động thương mại toàn cầu sẽ chủ yếu được thanh toàn bằng đồng tiền mới của BRICS hoặc đồng nội tệ của các nước đang phát triển khác. Điều này sẽ giúp họ bảo vệ nền kinh tế nội địa khi việc dự trữ USD đang gặp rủi ro.