Khi nói chuyện với người khác, một người khôn ngoan chân chính luôn nói hai phần và giữ lại cho mình một phần. Cho dù mối quan hệ với đối phương có tốt đến đâu, anh ta cũng sẽ chú ý đến hoàn cảnh và biết chừng mực. Chỉ cần đó là điều không nên nói, anh ta đều sẽ không nói.
Khi nói chuyện với người khác, một người khôn ngoan thực sự biết cách nói ít hơn về ba điều này, cùng đọc và ngẫm nhé!
Nói ít hơn về thành tích của bản thân
Chúng ta thường thấy, những con người thông minh luôn luôn khiêm tốn, họ rất ít khi nói về những thành tích của họ. Bởi vì, họ luôn hiểu đạo lý này, cây cao thì đón gió lớn, người càng thể hiện mình thông minh hơn người thì chỉ có rước thiệt vào thân.
Thể hiện năng lực bản thân không phải là sai, mà chúng ta nên biết cách thể hiện như thế nào cho nó hợp lý, để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ, tại những thời điểm cần thể hiện tài năng, chứng minh khả năng của bạn thân, thì chúng ta nên chủ động chứng minh năng lực của mình, như vậy chúng ta mới nhận được nhiều cơ hội tốt hơn.
Tuy nhiên, một số người lại lợi dụng những hành động này, biến chúng thành những hành động mang tính khoe khoang, phô trương vô bổ, thỏa mãn lòng hư vinh của bản thân. Họ nghĩ rằng làm như vậy thì mọi người sẽ công nhận họ, nhưng thực tế cho thấy điều này chỉ khiến mọi người xung quanh chán ghét họ mà thôi.
Đối với một người luôn muốn so bì cao thấp với người khác, cho dù bạn không so sánh với anh ta, anh ta cũng sẽ chủ động so sánh với bạn. Nếu bạn giỏi hơn anh ta, anh ta sẽ cảm thấy không thoải mái và bắt đầu nhắm vào bạn, làm khó dễ bạn, hoặc có thể bôi nhọ danh dự của bạn. Vì vậy, bạn phải luôn cẩn thận khi giao tiếp với người khác và khiêm tốn luôn là cách tốt nhất cho bạn.
Ít nói chuyện riêng tư của gia đình
Chúng ta vẫn thường nói, đẹp đẽ thì khoe ra, xấu xa thì đậy lại. Và chuyện gia đình cũng như vậy, những gì không tốt của gia đình thì nên giữ lại, không cần công khai cho mọi người cùng biết.
Bạn có thể nghĩ rằng, kể cho họ nghe về gia đình bạn chính là cách để hai người xích lại gần nhau hơn, thân thiết hơn. Nhưng trên thực tế, khi bạn kể về gia cảnh của bạn, kể về những biến cố trong gia đình bạn, bạn mong muốn họ nói những gì? Bạn phải nhớ, trên đời này không có sự đồng cảm thực sự. Người khác sẽ không bao giờ hiểu hết những ủy khuất và nỗi đau mà bạn đã chịu đựng và trải qua.
Bạn đừng nghĩ rằng tình cảm giữa hai người thân thiết, thì có thể kể hết mọi chuyện trong nhà kể cho đối phương nghe. Vì bạn mãi mãi sẽ không biết, khi bạn kể khổ, đối phương đang không kiên nhẫn bao nhiêu và chuyện nhà bạn sau đó đã được biên thành bao nhiêu phiên bản khác nhau, truyền đến tai của biết bao nhiêu người. Họ sẽ ở sau lưng bạn, giễu cợt, đàm tiếu, nói xấu bạn, bôi nhọ danh dự của cả bạn và gia đình bạn.
Suy cho cùng, tất cả những cơ hội có thể làm tổn thương bạn đều do chính bạn trao cho người khác mà thôi. Vì vậy, khi giao tiếp cùng người khác, dù thân hay không thân chúng ta vẫn nên ít nói đến những chuyện riêng trong gia đình.
Ít nói về tiền tài của bản thân
Người khôn ngoan chân chính là người ít nói đến tiền của mình khi nói chuyện với người khác, dù có nhiều tiền đến đâu cũng phải ôm trong bụng và dùng để sống cuộc sống của chính mình.
Tình cảm là thứ vô dụng nhất khi đứng trước bản chất con người. Đại đa số con người chúng ta đều có tư lợi và sẽ làm bất cứ điều gì, bất chấp đạo đức, bất chấp tình cảm giữa người với người để đạt được mục đích, thu cái lợi ấy về trong tay của mình.
Trong cuộc sống này bạn phải hiểu một điều, không phải ai gặp cũng có thể trở thành bạn của bạn, không phải cứ đối xử chân thành với người ta thì họ sẽ đối tốt với mình, và không phải ai cũng biết ơn bạn khi bạn giúp họ. Trong nhiều trường hợp, tiền bạc còn hấp dẫn hơn tình cảm giữa người với người.
Tóm lại, nếu như bạn muốn trở người thông minh thực sự thì hãy nhớ kỹ 3 điều này khi nói chuyện với người khác. Bởi vì khi người khác biết càng ít về những chuyện riêng tư của bạn, bạn sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Theo Toutiao