Tiếng Việt vốn lắt léo với hệ thống từ ngữ rất đa dạng và phong phú, chẳng hạn như các từ bao gồm tôi, tao, ta, tớ, mình, em, con, cháu,... là những đại từ xưng hô tương tự như "I" trong tiếng Anh nhưng được xếp trong từng ngữ cảnh và vai vế khác nhau. Hoặc có rất nhiều từ nhiều nghĩa, đa nghĩa trong từ điển chẳng hạn như "ăn", ngoài nghĩa đưa chất dinh dưỡng vào bên trong cơ thể bằng miệng thì "ăn" còn có thể được hiểu là ăn cưới, ăn ảnh,...
Một câu hỏi gần đây cũng làm nhiều người xoắn não. Câu hỏi có nội dung: Từ nào trong tiếng Việt vừa có nghĩa là có lại vừa có nghĩa là không?
Thực sự đây là câu đố nhiều thử thách, bởi từ này đã có ít nhất 2 nghĩa rồi mà lại là những nghĩa mang sắc thái đối lập. Hẳn nhiều người đã bó tay khi nghe xong câu hỏi.
Tuy nhiên đáp án lại dễ bất ngờ, đó là từ "chịu".
Đây là một từ mang rất nhiều nghĩa nhưng có 2 nghĩa được dùng trong khẩu ngữ hằng ngày mang nghĩa vừa có, vừa không này:
Nghĩa đầu tiên: Thừa nhận cái hay, cái hơn của người khác (Ví dụ: không ai chịu ai, về mặt tính toán thì ai cũng phải chịu hắn)
Nghĩa thứ hai: Tự nhận bất lực, không làm nổi (Ví dụ: "chịu, không thể nào nhớ nổi!", "khó quá, xin chịu!")
Gần đây, chương trình Vua Tiếng Việt lên sóng VTV giúp nhiều người cập nhật thêm rất nhiều thông tin thú vị về tiếng Việt (Ảnh: Internet)
Một câu hỏi Tiếng Việt khác cũng từng gây xôn xao MXH: Từ nào trong Tiếng Việt bỏ dấu HUYỀN vẫn giữ nguyên nghĩa?.
Với câu hỏi trên, có người còn cho rằng đáp án là: "Tiền". Vì khi bỏ dấu huyền thì là "Tiên", cũng là một từ diễn tả sự hạnh phúc, ấm no khác?!
Thực tế, đáp án câu hỏi này lại dễ hơn bạn tưởng đây. Và đây là một loạt cặp từ ngữ khi bỏ dấu huyền thì vẫn mang nghĩa của nó:
+ Lùi/lui: Để xảy ra chậm hơn so với thời điểm đã định
+ Lờ/lơ: Làm ra vẻ không để ý, không biết hay cố ý không nhớ
+ Mười/Mươi: Số (ghi bằng 10) liền sau số chín trong dãy số tự nhiên
+ Ngừng/Ngưng: Không tiếp tục hoạt động, phát triển