Đây là một câu đố chữ cực kỳ hóm hỉnh, hãy thử xem bạn có đủ nhanh nhạy để đoán ra đáp án đúng không nhé:
"Con cóc là cậu ông trời, vậy con gì là con của ông trời"?
Đố bạn biết, loài vật nào có cái tên khiến người ta nghĩ đến "con của ông trời"? Vì đây là một câu đố chữ, nên hãy thử nghĩ xem có từ gì liên quan đến "con của ông trời" không nhé? Từ cổ chí kim, thứ gì, danh xưng gì thường được ví von như vậy?
Mách nước cho bạn, "con của ông trời" trong tiếng Hán Việt còn được gọi là "thiên tử" đấy. Nói đến đây, bạn đã đoán ra chưa? Thiên tử khiến bạn nghĩ đến ai nào? Đúng rồi, chính là "Hoàng đế". Thời xưa, Thiên tử (chữ Hán: 天子), với ý nghĩa là "Người con của trời", là danh từ được dùng để gọi những vị Vua/Hoàng đế trong hệ thống văn minh Hoa Hạ, với ý nghĩa là người trị vì tối cao, đảm nhận ý mệnh của Thượng đế mà trị vì thiên hạ.
Và chúng ta cũng có một loài vật mà tên gọi của nó có từ Hoàng đế, đó chính là con... cua Hoàng đế! Quả là một câu đố chữ hài hước và thú vị.
Đây là một con cua Hoàng đế.
Nói đến cua Hoàng đế thì loài này còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là King crab (cua vua) là một họ cua biển. Đây là một họ cua có nhiều loài có giá trị kinh tế trong đó có loài cua Alaska (Paralithodes camtschaticus) hay còn gọi là cua hoàng đế Alaska là loài cua đắt tiền với chất lượng thịt thượng hạng, được ưa chuộng trong các nhà hàng, quán ăn với giá cả đắt đỏ.
Kích thước cơ thể cua Hoàng đế đặc biệt to hơn so với các loại cua bình thường, có thể to đến 2m và nặng khoảng 10kg. Hình dáng cơ thể chúng cân đối với 2 càng, 6 chân. Giá trị của loài cua này tập trung ở chân, bởi vì chúng rất nhiều thịt. Thân cua được bao bọc bởi lớp vỏ cứng cáp, dày, có nhiều gai nhọn trên mai và cả chân cua.
Cua Hoàng đế được bắt gặp tại những vùng biển lạnh giá, đặc biệt là tại khu vực giữa vùng Viễn Đông ở Nga, Alaska của Mỹ, là nơi khai thác hải sản quý hiểm và tính chất nguy hiểm cũng cao.