The Scream (Tiếng thét) của Edvard Munch, bức tranh nổi tiếng chỉ sau Mona Lisa của Leonardo Da Vinci được coi là bức tranh gây hoảng sợ nhất thời đại chứa đựng những bí mật khủng khiếp ít ai biết.
Bức tranh được họa sĩ người Na Uy thực hiện vào năm 1893 mô tả một người đàn ông đi qua cầu vào lúc hoàng hôn, ôm đầu, bịt tai với ánh nhìn đầy kinh hãi.
Điều đặc biệt là bức tranh này có 4 phiên bản được thể hiện bằng những chất liệu khác nhau. Phiên bản được đánh giá cao nhất là bản sơn dầu ở Phòng trưng bày quốc gia tại Oslo.
Munch sinh năm 1863, là con thứ hai trong gia đình năm con. Cha ông là một sĩ quan quân đội cuồng tín, người gây ra những ám ảnh, điên cuồng lên con trai mình.
Ông cũng đã trải qua một tuổi thơ bi đát liên quan đến cái chết và bệnh tật.
Bức tranh nổi tiếng "Tiếng thét".
Mẹ và em gái thân thiết của Munch qua đời vào năm 1868 do mắc bệnh lao, khi họa sĩ mới 5 tuổi.
Sự ra đi của những người thân đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của ông sau này. Bản thân Munch cũng là người hay ốm đau bệnh tật.
Trong cuốn nhật ký của Munch đề ngày 22/1/1892, có đoạn ghi lại nguồn cảm hứng sáng tác The Scream: "Tôi đang đi bộ trên đường cùng hai người bạn. Khi mặt trời đang lặn, tôi bỗng thấy u sầu vô cùng.
Đúng lúc đó, bầu trời đột ngột đỏ như máu. Tôi dừng lại, vịn lên thành lan can, mệt mỏi như sắp chết. Các bạn tôi thì vẫn đi tiếp còn tôi đứng đó run rẩy sợ hãi. Tôi bỗng cảm thấy như có tiếng thét vô cùng vô tận vang lên".
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, vào thời điểm Munch vẽ bức tranh "Tiếng thét" cũng là lúc trái tim ông đang quặn thắt, đau lòng khi tình yêu của mình bị tan vỡ.
Munch được biết đến là người kém may mắn trong chuyện tình cảm, nghệ sĩ này đã không bao giờ kết hôn trong quãng đời của mình.
Chân dung của Munch.
Đặc biệt, ông từng có một vết thương do súng bắn một cách đầy bí ẩn sau khi chia tay.
Theo đó, vào năm 1902, mối quan hệ tình cảm giữa Much và cô gái tên Tulla Larsen trẻ tuổi, giàu có đã kết thúc bằng một vết thương do súng bắn vào một ngón tay ở bàn tay trái của Munch.
Tuy nhiên, chi tiết xung quanh vết thương ấy cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.
Mặc dù vậy, một số khác lại cho rằng bức tranh lấy nguồn cảm hứng từ những đau thương, mất mát, ám ảnh về bệnh tật của họa sĩ.
Gia đình đông anh em của Munch đều có sức khỏe yếu, người thì qua đời vì bệnh người thì bị bệnh tâm thần phân liệt.
Cây cầu trong bức tranh "Tiếng thét" được cho là mô phỏng một cây cầu nổi tiếng ở Oslo. Nơi đây được biết đến gần với trại tâm thần nơi mà chị gái của Munch điều trị.
Có thể thấy, cuộc đời cha đẻ của bức tranh "Tiếng thét" chứa đầy màu sắc u ám, bi kịch, mất mát và đau thương.
Không chỉ "Tiếng thét" mà những bức tranh khác của Munch đều mang một màu sắc u sầu như chính cuộc đời của ông vậy.
Hai tác phẩm khác của Munch đều mang màu sắc u ám, đau buồn.
Nguồn: Tổng hợp